Bạn đang sở hữu một số vốn nhất định, bạn cân nhắc đến việc kinh doanh giày dép. Bạn nghĩ rằng, giày dép là mặt hàng tương đối phổ biến với nhu cầu tiêu thụ lớn, thị trường không quá khắt khe. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, bạn nhận ra có quá nhiều vấn đề phải băn khoăn, xem xét và thậm chí không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết lựa chọn này liệu đúng hay sai.
Chúng ta đều từng nghe qua câu nói “phi thương bất phú”, nhưng làm thế nào để “thương” đúng cách và tạo ra lợi nhuận đối với mặt hàng giày dép? Trong bài viết dưới đây, Marketing AI sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Có nên kinh doanh giày dép hay không?”, và dành cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất trong cẩm nang kinh doanh giày dép để việc kinh doanh của bạn được thuận lợi và phát triển.
I. Nên chọn hình thức kinh doanh nào?
Muốn kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn ?
Hai hình thức kinh doanh giày dép phổ biến hiện nay cùng với số vốn để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu mở cửa hàng giày dép, số vốn bạn phải bỏ ra để kinh doanh ít nhất có thể lên tới cả trăm triệu đồng tuy nhiên với kinh doanh online thì chỉ khoảng chục triệu đồng là bạn có thể bắt đầu kinh doanh giày dép và duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp hai hình thức kinh doanh này để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hi vọng rằng các chia sẻ trên đây có thể giúp bạn xác định được số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh đồng thời chuẩn bị tốt nhất cho việc lên kế hoạch kinh doanh giày dép hiệu quả, đặc biệt là xác định kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn để bắt đầu.
1. Kinh doanh giày dép online cần bao nhiêu vốn ?
Khác với mô hình kinh doanh mở cửa hàng truyền thống, kinh doanh giày dép online có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi chưa biết kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn. Với hình thức này, bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp chỉ với số vốn khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy theo quy mô kinh doanh bạn hướng đến, trung bình số vốn để kinh doanh giày dép online chỉ khoảng 10 triệu đến 20 triệu đồng là có thể bắt đầu.
Ưu điểm của hình thức kinh doanh này đó chính là bạn có thể không cần mặt bằng kinh doanh, không cần phải nhập nhiều hàng về bán đồng thời tiết kiệm chi phí trang trí cửa hàng hay mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh. Bạn chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ để nhập hàng về bán hoặc thậm chí có thể tận dụng bán hàng order nếu ít vốn, tìm nguồn hàng đăng bán trên trang cá nhân hay các Group Facebook rồi mới gom đơn hàng để lấy hàng.
Còn nếu xác định kinh doanh với quy mô lớn hơn thì bạn nên kết hợp kinh doanh giày dép online với mở cửa hàng giày dép hoặc đẩy mạnh quảng cáo bán hàng trên Fanpage Facebook hay bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee. Ngoài ra, bạn nên đầu tư một website bán hàng chuyên nghiệp với chi phí thiết kế khoảng 5 triệu đến 10 triệu đồng để cập nhật các mặt hàng nhanh chóng đồng thời tạo dấu ấn thương hiệu đối với khách hàng. Với số vốn ban đầu chỉ khoảng hơn chục triệu đồng tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận lớn và bán được nhiều đơn hàng nhờ việc kinh doanh giày dép online bởi xu hướng người dùng mua hàng online đang phát triển mạnh. Tuy nhiên để bán giày dép online hiệu quả và thành công, bạn nên cập nhật các xu hướng kinh doanh giày dép thường xuyên đồng thời có chiến lược kinh doanh tiếp cận khách hàng và quảng bá giày dép hiệu quả.
2. Mở cửa hàng giày dép cần bao nhiêu vốn ?
Để kinh doanh giày dép hiện nay có hai hình thức kinh doanh chính đó chính là mở một cửa hàng kinh doanh giày dép theo kiểu truyền tống và kinh doanh giày dép online. Đầu tiên, chúng ta bắt đầu xét đến số vốn cần thiết để mở một cửa hàng giày dép hiện tại. Đối với hình thức kinh doanh này thì tùy thuộc vào vị trí mở cửa hàng, quy mô và chất lượng sản phẩm cùng với nguồn nhập hàng mà số vốn kinh doanh có thể khác nhau, tuy nhiên để kinh doanh giày dép thì ít nhất bạn cần từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng để khởi nghiệp kinh doanh đối với việc mở cửa hàng truyền thống.
Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh giày dép với quy mô nhỏ, nằm ở các khu vực cà tuyến đường không phải trung tâm thành phố hoặc mở cửa hàng giày dép ở khu vực các tỉnh lẻ thì số vốn đầu tư cửa hàng giày dép của bạn chỉ khoảng 80 triệu đồng – 100 triệu đồng là đủ tuy nhiên nếu quyết định mở cửa hàng giày dép ở các khu vực trung tâm, chuyên kinh doanh hàng giày dép chất lượng, hàng cao cấp và quy mô cửa hàng lớn thì số vốn ít nhất bạn phải có từ 200 triệu đến 300 triệu đồng, thậm chí là khoảng 500 triệu đồng trở lên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh yếu tố quy mô và vị trí mở cửa hàng thì một yếu tố khác ảnh hưởng khá lớn đến số vốn kinh doanh giày dép khi mở cửa hàng kinh doanh đó chính là việc lựa chọn nguồn hàng và phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến. Nếu bạn chỉ kinh doanh các mặt hàng giày dép bình dân với giá khoảng 150 – 200K/đôi hướng tới đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên hay người thu nhập thấp thì chỉ cần số vốn khoảng 60 triệu đến 100 triệu đồng là đủ tuy nhiên nếu kinh doanh các mặt hàng giày dép dành cho dân công sở, đối tượng khách hàng trung lưu thì số vốn cao hơn dao động trong khoảng 100 triệu đến 200 triệu đồng. Còn nếu khách hàng bạn hướng đến là đối tượng khách hàng cao cấp chuyên sử dụng giày dép hàng hiệu thì số vốn có thể từ 300 triệu đến 500 triệu đồng trở lên.
II. Thủ tục pháp lý khi mở của hàng giày dép
Điều đầu tiên bạn cần biết rằng khi mở cửa hàng kinh doanh giày dép đồng nghĩa với việc cửa hàng bạn hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Chính vì thế, ngay từ đầu tiên, Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh giày dép bạn cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Sau đây là những vấn đề có thể bạn cần giải đáp:
Hộ kinh doanh có được phép sở hữu và sử dụng con dấu hay không?
Khác với việc thành lập công ty, hộ kinh doanh và cửa hàng không được quyền làm và sử dụng con dấu tròn. Nhưng có thể sử dụng các con dấu không mang tính chất pháp lý như dấu tên cửa hàng để tạo ấn tượng cho khách.
Ai có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể?
Để mở cửa hàng kinh doanh giày dép và đăng ký hộ cá thể, người đăng ký kinh doanh cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ngoài ra, một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
Hộ kinh doanh, cửa hàng được phép sử dụng bao nhiêu lao động?
Một hộ kinh doanh cá thể, một cửa hàng giày dép được phép sử dụng tối đa 10 lao động. Hộ kinh doanh hay cửa hàng muốn sử dụng hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức công ty, doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Trách nhiệm tài chính của chủ hộ kinh doanh?
Chủ hộ kinh doanh – cũng là chủ cửa hàng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của cửa hàng, của hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa nếu việc kinh doanh thất bại, chủ cửa hàng kinh doanh sẽ phải sử dụng tài sản cá nhân của mình (tiền, nhà, đất, xe ôtô,…) để trang trải các khoản nợ của hộ kinh doanh cá thể.
Một hộ kinh doanh cá thể có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Một cửa hàng kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Nếu muốn hoạt động kinh doanh tại 2 địa điểm kinh doanh trở lên thì hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp, công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
III. Kinh nghiệm kinh doanh giày dép
1. Lựa chọn đối tượng khách hàng
Đây là điều tiên quyết mà bất cứ ai khi quyết định kinh doanh phải nghĩ đến. Xác định đối tượng khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định nhập hàng, định giá sản phẩm, tiêu chí phục vụ…và nhiều thứ khác nữa.
Nếu hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên thì các sản phẩm giày nam phải có mẫu mã trẻ trung, năng động, đồng thời giá thành rẻ
Nếu chọn người đi làm, công nhân viên chức là khách hàng chính thì các mẫu mã của bạn phải nhã nhặn, lịch sự, giá tiền có thể cao hơn chút.
Và nếu muốn phục vụ đối tượng khách hàng là giới thượng lưu thì bạn không nhất định phải quan tâm nhiều đến giá cả song nhất định phải đảm bảo chất lượng sản phẩm về chất liệu, đường may, dán hay kiểu dáng giày dép…và quan trọng nhất, chú ý đến chất lượng dịch vụ của bạn.
2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Dù đối tượng khách hàng của bạn là ai thì cũng có một điều chắc chắn đó là bạn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. “Thương trường là chiến trường”, và để đảm bảo mình dành được thắng lợi, bạn phải “biết mình biết người”.
Với hình thức bán hàng Online, hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết về đối thủ của mình trên Facebook, Zalo, Instagram,Website của họ…để có chiến lược cạnh tranh cho phù hợp.
3. Chọn kênh bán hàng trực tuyến
Kênh bán hàng cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Đây chính là cửa hàng ảo của bạn, nơi mà khách hàng đến xem sản phẩm để đưa ra quyết định có mua hàng hay không.
Hiện tại, hình thức bán hàng Online cho bạn nhiều lựa chọn hơn trong việc quảng bá và bán sản phẩm. Bạn có thể tự lập Website riêng cho cửa hàng của mình hay lập các trang bán hàng trên Facebook, Instagram…tùy theo từng đối tượng khách hàng.
4. Kinh nghiệm tổ chức bán hàng Online
- Tuyển nhân viên: Về vấn đề nhân sự, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi tuyển nhân viên. Vào thời gian đầu, lượng khách hàng chưa lớn thì bạn không nên thuê quá nhiều người, khoảng 2 người thay nhau trực đơn hàng Online và 1 người vận chuyển hàng là đủ. Nếu lượng khách tăng lên thì hãy tuyển người sau.
- Thái độ phục vụ: Thái độ phục vụ là điều vô cùng quan trọng để ghi điểm trong mắt khách hàng, đặc biệt là khi bạn hướng tới khách hàng là tầng lớp trung và cao cấp.
- Có những khách hàng rất trung thành chỉ bởi họ cảm thấy vui vẻ, được tôn trọng khi đi mua hàng. Đào tạo nhân viên có thái độ phục vụ tốt là một hành động sáng suốt nhất định phải có của những người muốn đứng vững trong giới kinh doanh.
- Chính sách bán hàng: Để thuận tiện cho khách hàng cũng như tăng doanh số cho cửa hàng, người quản lý cần đề ra những chính sách bán hàng như chính sách Ship hàng, chính sách Đổi trả và các chương trình tri ân khách hàngthường và khách VIP.
- Chương trình khuyến mại: Và đương nhiên, các chương trình khuyến mại là không thể thiếu khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, giày dép cũng không ngoại lệ. Bạn có thể tổ chức các chương trình này vào những dịp đặc biệt như các ngày Lễ, Tết, Black Friday…để góp phần kích cầungười tiêu dùng.
IV. Nguồn hàng giày dép
1. Bỏ sỉ giày dép từ các cửa hàng bán buôn
Đây cũng là một cách lấy hàng phổ biến của các shop nhỏ, chưa có điều kiện đi lấy hàng tận gốc. Với cách thức lấy hàng từ các cửa hàng bán buôn – bán lẻ, bạn sẽ dễ dàng hơn để nhập hàng nhưng lại bị phụ thuộc các mẫu mã, kiểu dáng từ các cửa hàng, đồng thời, chắc chắn giá nhập sẽ cao hơn so với việc bạn đi lấy hàng trực tiếp tại các chợ đầu mối.
Nguồn hàng giày dép giá buôn
Với nhiều thông tin không tốt về giày dép xuất sứ Trung Quốc cũng như hưởng ứng phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” trong thời gian gần đây đã khiến thị trường hàng VNXK nói chung và giày dép VNXK nói riêng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Cộng thêm nữa là giày dép Việt Nam ngày càng có sự đầu tư, cải tiến và cập nhật liên tục rõ rệt về kiểu dáng và mẫu mã, giá cả cũng phải chăng. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh giày dép VNXK thì đây cũng là một “mỏ vàng” mà bạn có thể khai thác khá tốt và ổn định nếu có chiến lược và kinh doanh một cách thông minh.
Bạn có thể tìm đến các cửa hàng VNXK uy tín để đề xuất lấy hàng với giá buôn. Hoặc bạn có thể tìm đến các công ty, hãng sản xuất giày VNXK trong nước để đăng ký làm đại lý kinh doanh để có nhiều ưu đãi và chế độ hỗ trợ. Ví dụ như Evashoes chẳng hạn, đây là chuỗi cửa hàng chuyên bán giày VNXK nữ. Nếu bạn thích và có chút vốn có thể liên hệ để làm đại lý của họ.
2. Đặt hàng tại các xưởng chuyên sỉ giày dép
Nếu bạn có điều kiện thì có thể tự mình thuê các xưởng may gia công giày dép theo mẫu. Với cách này bạn chủ động hơn trong mọi khâu sản xuất, thậm chí có thể làm những mẫu độc quyền do chính bạn thiết kế, tuy nhiên, để làm được, bạn cần có nhiều vốn bởi các xưởng thường chỉ nhận gia công nếu bạn đặt hàng với số lượng lớn.
Lấy sỉ giày dép ở đâu giá rẻ và uy tín?
Bạn có thể tìm hiểu về các xưởng khác nhau thông qua Google hay mạng xã hội bởi hiện nay các xưởng lớn đều có trang web riêng, bán hàng trên facebook và đăng tải đầy đủ những thông tin cần thiết cho một người muốn hợp tác kinh doanh cũng như những mẫu giày tham khảo.
3. Lấy giày dép giá sỉ ở các chợ đầu mối trong nước
Chợ đầu mối là địa điểm lấy sỉ giày dép phổ biến để các shop có thể tìm thấy nguồn hàng đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Tại đây, bạn sẽ tha hồ chọn lựa và bỏ sỉ nguồn hàng giày dép giá rẻ, thời trang, từ giày dép trẻ em tới người lớn. Bạn nên đến trực tiếp tham khảo mẫu mã và giá cả ở một số chợ đầu mối. Ở TPHCM bạn có thể lấy giày dép giá sỉ ở Chợ Tân Bình, Chợ An Đông là 2 địa điểm sỉ giày dép lớn nhất. Đối với Hà Nội Chợ Đồng Xuân, Chợ Ninh Hiệp là 2 địa điểm mà các shop buôn hay lấy, ngoài ra Chợ Lim Bắc Ninh cũng là địa điểm lý tưởng cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể kiếm nguồn hàng ở các chợ cửa khẩu như Tân Thanh, Móng Cái…
Một số lưu ý khi lấy sỉ giày dép tại TP.HCM:
An Đông 1: Đây là khu bán đồ với giá bình dân, mẫu mã cũng khá đa dạng, còn về giá thì rẻ hay đắt tùy thuộc vào các bạn thương lượng hay mặc cả với người bán hàng, dễ đụng hàng bởi chúng rất phổ biến.
An Đông Plaza: Đây là khu chuyên bán những mặt hàng cao cấp, chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, độc và đa dạng. Nơi đây chuyên cung cấp hàng cho những shop bán đồ cao cấp.
Nên nhớ rằng, nếu bạn biết mặc cả thì bạn sẽ lấy được nguồn hàng giày dép với giá rẻ và đi kèm với nó là lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. Người bán hàng, họ rất tinh tế trong việc nhìn người để biết rằng bạn mới đến lấy sỉ hay lấy sỉ lâu rồi và các mức giá họ đưa ra sẽ rất chênh lệch nhau.
Giày dép giá sỉ chợ Tân Bình
Với những bạn muốn tìm hàng bình thường, không quá cao cấp thì chợ Tân Bình chính là một chợ bán sỉ giày dép bình dân ở TP.HCM dành cho bạn. Nguồn hàng giày dép ở đây rất rẻ, mẫu mã không cạnh tranh nhiều, chất lượng thuộc dạng ổn và cực kì phù hợp cho những đối tượng khách hàng là người lao động. phù hợp khi bán tại những khu chợ nhỏ lẻ.
Lấy sỉ giày dép tại chợ Hạnh Thông Tây
Đây là chợ đêm cực kì nổi tiếng tại đất Sài Thành. Khu chợ này chuyên bán những mặt hàng quần áo thời trang, giày dép vào buổi tối và điều này cũng không gây ra khó khăn gì nếu bạn lấy sỉ giày dép tại đây. Nguồn hàng ở đây thuộc dạng phổ thông, có thể chất lượng không tốt như các mặt hàng khác nhưng giá cực kì hợp lý.
Gợi ý cho bạn lấy sỉ giày dép ở đâu giá tốt
Nguồn hàng ở đây chủ yếu là hàng nhập từ Trung Quốc và giày sản xuất trong nước từ các xưởng. Ưu điểm là đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, giá rẻ phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng mà shop hướng đến. Tuy nhiên, vì chúng quá nhiều và được bày bán đại trà nên sức cạnh tranh của các sản phẩm thường không cao, dễ đụng hàng.
Lấy sỉ giày dép ở đâu Hà Nội?
Bỏ sỉ giày dép tại chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là cái tên vô cùng nổi tiếng và quen thuộc của người dân Hà Nội và những người chuyên lấy buôn, lấy sỉ giày dép ở khắp các tỉnh lân cận. Tại đây, có rất nhiều những nguồn hàng giày dép được bán buôn, bán sỉ với các mẫu mã đa dạng, nguồn gốc rõ ràng và chi phí hợp lý. Hầu hết những mặt hàng ở đây đều có nguồn gốc từ Quảng Châu và những xưởng sản xuất hàng Việt Nam.
Một vài lưu ý khi bỏ sỉ giày dép tại chợ Đồng Xuân
Trước khi mua, bạn nên mặc cả giá cho phù hợp vì người bán luôn độn giá lên mức rất cao nhằm thu được nhiều lợi nhuận. Nếu bạn quyết định đổ buôn ở các tỉnh lẻ thì bạn nên cân nhắc giá cả một cách cẩn thận vì nhiều khi nguồn hàng giày dép tại chợ Đồng Xuân cũng không rẻ hơn nhiêu so với giá mà bạn đổ buôn sỉ ở gần địa phương, như vậy mức lợi nhuận bạn thu được sẽ chẳng đáng là bao thậm chí có thể chịu lỗ.
Tại các khi chợ lớn như chợ Đồng Xuân thì cướp giật luôn là một tình trạng thường xuyên xảy ra đặc biệt là những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Lợi dụng những sơ hở của người đi chợ nơi đông đúc, những kẻ trộm cắp, móc túi bắt đầu hoạt động rất nhanh và tinh vi. Vì vậy, khi lấy sỉ giày dép tại chợ này, bạn nên giữ gìn tài sản của mình cẩn thận nhất có thể.
Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ rất đông người qua lại và xe cộ, thậm chí có thể bị lạc nếu không biết đường. Bởi vậy thay vì việc phải lặn lội tìm đường, tìm chỗ gửi xe thì bạn nên sử dụng những phương tiện công cộng để đến đó dễ nhất.
Ngoài chợ Đồng Xuân, nguồn lấy sỉ giày dép tại Hà Nội có rất nhiều, bạn có thể tham khảo tại các chợ nổi tiếng như: chợ Nhà Xanh, chợ Ngã Tư Sở, chợ Phùng Khoang….
Lấy sỉ giày dép tại các chợ Móng Cái,Tam Thanh….
Nếu muốn ấy sỉ giày dép Quảng Châu, Trung Quốc bạn nên tìm đến những chợ cửa khẩu như Móng Cái hay Tam Thanh. Đây là 2 chợ rất gần với Trung Quốc nên giá lấy sỉ giày dép sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá tại các khu chợ tại Hà Nội. Mặc dù, bạn cần bỏ ra thêm một khoản phí vận chuyển, nhưng nhìn chung giá bỏ sỉ vẫn là mềm hơn so với khi nhập hàng Tại Hà Nội
Khi đi chợ cửa khẩu, tốt nhất nên đi 2 người, có nam đi cùng thì càng tốt. Bởi tình hình ở khu vực giáp ranh rất phức tạp, cần đề phòng, và có người trợ giúp nếu chẳng may có chuyện xấu xảy ra. Hơn nữa, để bỏ sỉ giày dép được giá rẻ, bạn cần khéo léo mặc cả với chủ buôn, chắc chắn mức giá mua sẽ được giảm xuống tương đối đó.
Bỏ sỉ giày dép TP.HCM
Giày dép giá sỉ chợ An Đông
Chợ An Đông được coi là nơi buôn bán các mặt hàng giày dép, quần áo thòi trang lớn hàng đầu Việt Nam với đủ các thể loại, mẫu mã đa dạng. Tại đây, có đến hơn 800 sạp chuyên bán những quần áo đã may sẵn, giày dép có sẵn đủ các thể loại từ hàng nội đến hàng ngoại hay thậm chí hàng teo nhãn hiệu. Tuy nhiên, hàng ngoại vẫn được ưa chuộng nhiều hơn tại chợ này, vì vậy mà chợ An Đông được mệnh danh là chợ lấy sỉ cao cấp của TP.HCM. Cũng chính vì vạy mà giá các mặt hàng ở đây cũng cao hơn so với các khu chợ khác. Nguồn gốc của các nguồn hàng tại đây chủ yếu là Quảng Châu, Thái Lan, Hàn Quốc, Cambodia….
4. Bỏ sỉ giày dép từ nước ngoài
Các bạn thường băn khoăn không biết lấy sỉ giày dép ở đâu tốt. Hiện nay, có 2 nguồn hàng nước ngoài chính của thị trường giày dép Việt Nam đó là Trung Quốc và Thái Lan. Đặc biệt, nếu đối tượng của bạn là giới trẻ thì đây sẽ là nguồn hàng hợp lý nhất dành cho bạn. Với cách bạn lấy hàng từ nguồn hàng nước ngoài sẽ khiến sản phẩm của bạn có sức cạnh tranh hơn trong thị trường trong nước. Hiện nay, việc đặt hàng nước ngoài đã không còn quá khó khăn nữa, đặt dễ dàng hơn, vận chuyển và thành toán cũng nhanh hơn rất nhiều. Bạn có thể tham khảo và đặt hàng trên các trang web nước ngoài như taobao.com. Nhưng lưu ý bạn cần tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như là mẹo đặt hàng dễ dàng và uy tín trên các trang web nước ngoài.
Kinh doanh giày dép lấy hàng ở đâu giá rẻ?
Để an tâm nhất, bạn nên đi đánh hàng trực tiếp ở nước ngoài. Trung Quốc và Thái Lan là 2 nước gần kề nên không khó khăn để bạn có thể săn vé máy bay giá rẻ để qua đánh hàng trực tiếp. Tận mắt lựa chọn và tận tay chạm vào những mặt hàng mình sẽ nhập về bán cho khách hàng sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều so với việc đặt hàng giày đép giá sỉ trên mạng. Bạn có thể tham khảo thêm Kinh nghiệm đi đánh hàng giày dép Thái Lan cho shop online. Ngoài 2 nguồn hàng này, nhiều shop cũng đã đi con đường riêng, nhận order hàng từ các nước khác như Nhật Bản, Singapore…
Trên đây là một số gợi ý về nguồn hàng lấy sỉ giày dép ở đâu, bạn cần xem xét con đường mình sẽ đi, sản phẩm mình sẽ chọn và lựa chọn cho mình một nguồn hàng phù hợp. Và bạn cũng có thể kết hợp bỏ sỉ giày dép với nhiều cách thức khác nhau để đảm bảo nguồn hàng dồi dào, đa dạng và giá tốt nhất.
Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bán giày online được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Có nên kinh doanh giày dép không?
Trước khi đầu tư vào kinh doanh một mặt hàng nào đó, nhà đầu tư luôn phải tìm hiểu, cân nhắc để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Với mặt hàng giày dép, cơ hội mở ra lớn nhưng thách thức và cạnh tranh cũng nhiều. Do đó, hãy tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước và biến chúng thành cẩm nang kinh doanh cho chính mình.
Giày dép thuộc nhóm hàng thời trang và cũng là nhóm hàng đang có xu hướng tiêu thụ nhiều. Đây cũng có thể coi là nhu yếu phẩm cần thiết đối với mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, tầng lớp. Bên cạnh đó, giày dép không đơn thuần chỉ để đi lại, bảo vệ bàn chân nữa, mà còn là phụ kiện thời trang, phối hợp cùng quần áo, trang sức khác, làm tăng tính thẩm mỹ cho mỗi người.
Do đó, trên thực tế hầu hết mỗi người chúng ta đều sở hữu số lượng giày dép nhiều hơn một đôi. Trung bình, mỗi người sẽ có ít nhất từ 2 đến 3 đôi giày dép. Con số này nhân lên với tập khách hàng rộng lớn, sẽ mở ra cơ hội khổng lồ cho những shop kinh doanh giày dép.
Tuy nhiên, chỉ xác định được nhu cầu tiêu thụ lớn thì chưa đủ để khẳng định có nên kinh doanh giày dép không. Nhà đầu tư cần cân nhắc xem mình sẽ được gì hay mất gì nếu kinh doanh mặt hàng giày dép.
Nhìn qua những tiềm năng của kinh doanh giày dép, có thể thấy cơ hội nhiều hơn là thách thức. Tuy có nhiều và thậm chí rất nhiều người khác cũng đang kinh doanh mặt hàng này, họ tạo ra sức ép cạnh tranh nhằm giành thị trường, giành khách hàng, nhưng với những mẹo kinh doanh phù hợp và đúng đắn, bạn vẫn có thể “bung sức” oanh tạc trên lộ trình kinh doanh của mình.
Nếu bạn thực sự hứng thú và muốn thử sức với kinh doanh giày dép, hãy bình tĩnh và tự tin nhập cuộc với những kiến thức, chia sẻ hữu ích sau đây.
Kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn?
Mặt hàng giày dép có nhiều nguồn sỉ với giá cả tương đối rẻ, vì vậy lợi nhuận kinh doanh có xu hướng cao hơn so với nhiều mặt hàng khác. Ngoài đưa ra mức giá sỉ cạnh tranh, các xưởng giày dép còn có những chính sách ưu đãi và chiết khấu cao, khuyến khích các đại lý, nhà bán lẻ nhập số lượng lớn và trung thành với xưởng.
Về mặt bằng cửa hàng, với quan niệm cũ “buôn có bạn, bán có phường”, trước đây việc chọn mặt bằng kinh doanh tương đối quan trọng và tốn kém. Tuy nhiên, với sự bùng nổ internet và thương mại điện tử, nhiều hình thức kinh doanh online đã ra đời, kinh doanh giày dép cũng không tránh khỏi vòng xoáy của “trực tuyến hóa”. Gánh nặng của việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng nhẹ dần.
Để mở gia nhập vào cuộc chiến kinh doanh mặt hàng giày dép, bạn có thể đầu tư tùy theo nguồn vốn sẵn có, theo quy mô mong muốn. Những nhà đầu tư có lượng vốn lớn có thể mở các cửa hàng sang trọng, tập trung vào phân khúc cao cấp. Mặt khác, những người sở hữu vốn nhỏ, có thể lựa chọn kinh doanh giày dép online, hoặc mở cửa hàng quy mô nhỏ, kết hợp các hình thức kinh doanh, đánh vào phân khúc đại trà,…
Và cuối cùng, dù là hình thức kinh doanh nào, quy mô ra sao, nhà đầu tư cũng phải nhận định được những cơ hội tiềm ẩn cũng như khó khăn, thách thức. Đồng thời nhìn nhận và tiếp thu các bài học kinh nghiệm rút ra từ trải nghiệm thực tế của những người đi trước.
Trong nội dung tiếp theo, Marketing AI sẽ cùng bạn khám phá những trở ngại khi kinh doanh giày dép và kinh nghiệm cho người mới “nhập môn”.
Những khó khăn khi kinh doanh giày dép
“Thương trường như chiến trường” là câu nói mà bất kỳ người kinh doanh, buôn bán nào cũng phải ý thức được. Bất cứ thị trường nào cũng có sự cạnh tranh, đặc biệt với các mặt hàng phổ thông, lãi cao và nhu cầu tiêu thụ lớn như kinh doanh giày dép. Các chủ cửa hàng nói chung, bao gồm cả các shop online gần như đều phải vượt qua những trở ngại này:
Đòi hỏi tính nhạy bén về xu hướng tiêu dùng: Bất kỳ mặt hàng nào liên quan đến thời trang đều đòi hỏi sự nhạy bén về xu hướng thị hiếu, mẫu mã “hot”, mắt thẩm mỹ. Đặc biệt với giày dép còn phải đi kèm yếu tố chất lượng để đảm bảo hài hòa giữa tính thẩm mỹ và tính tiện lợi, thoải mái cho người dùng.
Không tìm được nguồn nhập hàng phù hợp: Mặt hàng này đa dạng các nguồn sỉ giúp các chủ cửa hàng có thêm nhiều lựa chọn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ khó khăn trong việc đưa ra quyết định hợp tác với ai. Yếu tố này đòi hỏi các cửa hàng phải thận trọng, thăm dò và tìm đến những nhà cung cấp uy tín nhất.
Thiếu vốn trong giai đoạn cao điểm: Kinh doanh giày dép cũng có những giai đoạn cao điểm như dịp lễ tết, dịp tựu trường,… Với những giai đoạn này, cửa hàng cần có sự chuẩn bị, nhập hàng nhiều hơn, đa dạng mẫu mã hơn. Hoặc ngay trong những giai đoạn bình thường, nhập hàng khối lượng lớn cũng có xu hướng được ưu đãi nhiều hơn, các sản phẩm bán ra nhiều lợi nhuận hơn. Nếu vốn ít, khối lượng và mẫu mã sản phẩm hạn chế, giá nhập hàng cao, cửa hàng sẽ khó lòng cạnh tranh được với các đối thủ của mình.
Một trở ngại đáng kể nữa đến từ việc các cửa hàng giày dép, đặc biệt là những cửa hàng truyền thống chưa khai thác tốt các kênh marketing, khiến việc thu hút khách hàng tiềm năng bị hạn chế.
Những mặt hàng giày dép cũng có “tuổi thọ” về mẫu mã, thậm chí chất lượng. Nếu sản phẩm tồn kho quá lâu, đồng nghĩa với việc bị lỗi mốt, có thể nảy sinh những hỏng hóc nhỏ. Việc thanh lý sản phẩm có thể khiến cửa hàng “lỗ vốn”, hoặc thậm chí còn không thanh lý được những món hàng này.
Kinh nghiệm kinh doanh giày dép cho người mới
Các cửa hàng kinh doanh giày dép truyền thống thường phải lưu ý về nguồn nhập hàng, chọn mặt bằng kinh doanh, định giá sản phẩm và quảng cáo cho sản phẩm của mình. Đối với kinh doanh online, nhà đầu tư có thể bỏ qua bước lựa chọn mặt bằng và thực hiện các khâu còn lại như bình thường.
Tìm nguồn nhập hàng kinh doanh giày dép chất lượng
Các cửa hàng giày dép ngoài sản phẩm mẫu, sản phẩm bày bán thì luôn phải có sẵn một lượng hàng trong kho để đảm bảo có đủ size, đủ màu,… cho khách hàng. Đồng thời cũng phải thường xuyên cập nhật, bổ sung các mẫu mới, mẫu hot để thỏa mãn nhu cầu thời trang, thẩm mỹ của người tiêu dùng.
Hiện nay các nguồn hàng giày dép trong và ngoài nước tràn lan trên thị trường, gây ra tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, khiến chủ cửa hàng không biết phải lựa chọn ra sao. Vì vậy, hãy “bỏ túi” 3 mẹo chọn nguồn sỉ dưới đây:
1. Nhập hàng theo định hướng kinh doanh giày dép
Nếu cửa hàng của bạn nhắm đến phân khúc khách hàng hạng sang, có thể cân nhắc các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng. Mặt khác, với phân khúc tầm trung và bình dân, các cửa hàng có thể lựa chọn giày VNXK hoặc những xưởng sản xuất trong nước.
(Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn)
2. Giải pháp an toàn – Lựa chọn những điểm đến uy tín đã có “tên tuổi”
Những địa chỉ uy tín sẽ có nhiều chính sách minh bạch, rõ ràng trong giá cả, đổi trả hàng lỗi, hàng tồn kho, hỗ trợ chi phí vận chuyển,… Với sản phẩm giày dép VNXK, chủ cửa hàng kinh doanh giày dép có thể tìm đến Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh (Hà Nội), Xưởng giày Việt Hải (Hà Nội), Xưởng giày của Công ty CP thời trang Mai Nguyên (TpHCM),…
3. Khảo sát giá thị trường trước khi nhập hàng
Việc khảo sát giá giúp bạn biết được đâu là lựa chọn tối ưu hơn cho cửa hàng của mình. Nếu sản phẩm tốt nhưng có giá nhập quá cao sẽ dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoặc lợi nhuận eo hẹp. Một số điểm đến thích hợp để khảo giá như: chợ Đồng Xuân và chợ Ninh Hiệp ở khu vực Hà Nội, chợ Lim (Bắc Ninh), chợ Tân Bình (Tp.HCM), các cửa khẩu giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, và thậm chí Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc).
Chọn mặt bằng kinh doanh giày dép
Đối với các cửa hàng truyền thống, địa điểm bán giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Địa điểm bán phải nằm trong khu đông dân cư, nơi có nhiều người qua lại, giao thông thuận lợi và dễ tìm đường để tăng tính tiện lợi cho khách ghé mua. Không gian quán cũng không thể quá tù túng, thiếu ánh sáng hay chật hẹp, tránh ảnh hưởng đến bài trí và tính thẩm mỹ của tiệm. Ngoài ra những yếu tố bổ trợ như nơi để xe, không gian đặt biển quảng cáo,… cũng giữ vai trò tương đối quan trọng.
Ví dụ tại Hà Nội, những nơi được chọn làm mặt bằng kinh doanh giày dép, thời trang thường trên đường Cầu Giấy, Kim Mã, Nguyễn Quý Đức, Tôn Đức Thắng,…
Định giá sản phẩm
Ngoại trừ những mặt hàng cao cấp và thuộc nhóm “xa xỉ” sẽ được định giá để phù hợp với thương hiệu, phù hợp với phân khúc khách hàng hạng sang. Những cửa hàng thông thường với các mặt hàng bình dân, sản phẩm ít có sự khác biệt với các đối thủ thì chủ cửa hàng nên tạo ra sự khác biệt về giá để tăng tính cạnh tranh.
Đồng thời, các cửa hàng giày dép phải luôn cập nhật tình hình giá cả trên thị trường, lập kế hoạch kinh doanh giày dép, nắm bắt các chương trình khuyến mãi phổ biến của đối thủ và điều chỉnh lại chính sách bán của mình.
(Ảnh: New Plus Media)
Việc định giá đối với các sản phẩm giày dép thông thường còn phải dựa trên các yếu tố như: sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, thị hiếu người tiêu dùng, mức giá bán phổ biến trên thị trường.
Tiếp thị và quảng cáo hiệu quả
Để kinh doanh giày dép hiệu quả, các cửa hàng không thể xem nhẹ hoạt động marketing. Các cửa hàng giày dép có thể thu hút khách hàng qua việc marketing giày dép, phát tờ rơi; xây dựng trang trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo,…; tạo website hoặc blog, triển khai chiến lược Facebook Ads, Google Adwords; ra mắt các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hỗ trợ vận chuyển,…
Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh giày dép có thể cân nhắc thêm về chính sách tích điểm, thẻ khách hàng thân thiết, dịch vụ bảo hành,… nhằm ghi điểm trong mắt khách hàng và tạo ra sự nổi bật so với đối thủ.
Đồng thời, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các cửa hàng giày dép cũng nên “gia nhập” kinh doanh giày dép online trên một số sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Sendo, Tiki, Lazada,…
Cách bán giày dép online (Ảnh: Tiki)
Lời kết
Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày một cao hơn, nhu cầu mua sắm và làm đẹp ngày một nhiều, kinh doanh giày dép mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư ở mọi quy mô, mọi hình thức. Với những cơ hội nhiều hơn thách thức, tiềm năng sinh lời từ mặt hàng này đang hấp dẫn và thu hút không ít khoản đầu tư.
Qua bài viết trên, hi vọng các độc giả của Marketing AI đã gỡ bỏ được những băn khoăn, thắc mắc nên hay không nên kinh doanh giày dép, và sở hữu những kinh nghiệm “bất khả chiến bại” trong thị trường này!
Nguồn: ali,marketingai,…
xem thêm : Kinh Doanh Giày Dép Dịp Tết Siêu Lời – Cho Người Đam Mê Kiếm Tiền
Kiến Thức Kinh Doanh
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép online
kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn
kinh doanh giày dép trẻ em
kinh doanh giày dép vỉa hè
kinh doanh giày dép có lãi không
kinh doanh giày dép nữ
kinh doanh giày dép quảng châu
kinh doanh giày dép lấy hàng ở đâu
kinh doanh giày dép giá rẻ
kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép có lãi không
kinh doanh giày dép vỉa hè
kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn
kinh doanh giày dép online
kinh doanh giày dép quảng châu
kinh doanh giày dép lấy hàng ở đâu
kinh doanh giày dép trẻ em
kinh doanh giày dép túi xách
kinh doanh giày dép bitis
kinh doanh giày dép bitis
kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn
bí quyết kinh doanh giày dép
bí quyết kinh doanh giày dép online
bí quyết kinh doanh giày dép online thành công
cách kinh doanh bán giày dép
những điều cần biết khi kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn
kinh doanh giày dép có lãi không
kinh doanh giày dép có lời không
kinh doanh giày dép quảng châu
muốn kinh doanh giày dép cần những gì
cách kinh doanh giày dép
cách kinh doanh giày dép online hiệu quả
cách kinh doanh giày dép hiệu quả
cách kinh doanh giày dép online
chiến lược kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép trẻ em
kinh doanh giầy dép da
hướng dẫn kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép giá rẻ
kinh doanh giày dép giá sỉ
muốn kinh doanh giày dép cần những gì
làm giàu từ kinh doanh giày dép
giấy phép kinh doanh giày dép
kinh doanh cửa hàng giày dép
chiến lược kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép thái lan
kinh doanh giày dép ở lào cai
kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn
kinh doanh giày dép nike
kinh doanh giày dép nam
kinh doanh giày dép nữ
khởi nghiệp kinh doanh giày dép
kinh doanh giày dép online
giấy phép kinh doanh giày dép
mở shop kinh doanh giày dép