Nông sản thuộc loại hàng nhu yếu phẩm, gắn liền với đời sống của người dân. Vì thị trường người tiêu dùng lớn và giá sản phẩm có sự chênh lệch khá nhiều từ nơi sản xuất đến nơi bán ra cho người tiêu dùng, cho nên nếu biết tận dụng, kinh doanh nông sản sẽ mang lại lợi nhuận chẳng thua kém bất kỳ ngành hàng nào.
Bí quyết làm giàu nhờ kinh doanh thu mua nông sản
khởi nghiệp thu mua nông sản thành công
Phù hợp với điều kiện địa phương:
Kinh doanh nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì vậy việc đầu tiên cần cân nhắc chính là cơ sở thu mua nông sản nên đặt ở đâu. Để dễ tiếp cận với nguồn cung, các điểm thu mua thường được mở gần khu vực chuyên sản xuất như các khu vực tập trung nhiều nhà vườn, có đường giao thông thuận tiện cho việc thu mua và di chuyển. Ví dụ như mở đại lý thu mua cà phê ở gần các khu rẫy chuyên trồng cà phê, mở đại lý thu mua điều gần các khu vực người dân chuyên trồng điều… Nên chọn loại nông sản sẵn có, dồi dào ở địa phương, thay vì chạy theo những nhóm nông sản đang có giá nhưng không thuận lợi cho việc thu mua.
Huy động nguồn vốn hiệu quả:
Chủ cơ sở thu mua nông sản tại Chơn Thành, Bình Phước cho biết, việc đầu tư vào lĩnh vực này yêu cầu số vốn lớn ngay từ ban đầu. Theo đó, người kinh doanh không chỉ dùng vốn vào thu mua mà còn cho các công đoạn khác như xử lý, chế biến và bảo quản. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở vật chất, chi trả lương nhân sự cũng là một trong những bài toán mà người kinh doanh nông sản cần giải quyết.
Chuẩn bị tốt nơi lưu trữ
Đặc tính chung của các loại nông sản là không thể trữ hàng quá lâu. Kể cả những nông sản có thời gian bảo quản lớn, có thể tích trữ như hồ tiêu, hạt điều cũng sẽ gặp rủi ro về hư hỏng, không đạt chất lượng đầu ra nếu phải trữ hàng quá lâu. Chính vì thế, việc chuẩn bị kho bãi lưu trữ là yếu tố vô cùng quan trọng, nên được chuẩn bị ngay từ đầu.
Khác với nhiều mặt hàng, nông sản sau khi được thu mua rất cần nơi lưu trữ để có thể bán ra dần. Do đó, việc đầu tư, xây dựng hay thuê mướn kho bãi là điều cực kỳ quan trọng. Người kinh doanh cần tuân theo nguyên tắc: kho càng gần với nguồn nguyên liệu càng tốt, vì sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra, nếu công ty muốn hàng thô chuyển sang thành phẩm thì phải tính thêm chi phí của thiết bị và máy móc sản xuất.
Đảm bảo về đầu ra cho nông sản
Đầu ra cũng là một yếu tố rất cần lưu ý của người kinh doanh thu mua nông sản. Nếu không tìm kiếm được đầu ra ổn định thì chưa nên bắt đầu thu mua. Cũng không nên “ôm hàng” đợi giá cao hay tìm kiếm đầu ra sau vì đây là việc làm nhiều rủi ro. Hai đầu ra cơ bản nhất của nông sản bao gồm: đầu ra trong nước, các công ty, nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nông sản ở trong nước và đầu ra nước ngoài, những người sẽ thu mua nông sản tại Việt Nam sau đó đưa về nước để làm nguyên liệu sản xuất. Nếu tìm được đầu ra là các đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu về sẽ cao hơn. Đồng nghĩa với việc yêu cầu chất lượng sản phẩm nông sản phải khắt khe và đạt chuẩn.
Anh Đinh Xuân Hùng cũng cho biết, thu mua nông sản đòi hỏi người kinh doanh sự nhạy bén, luôn nắm bắt được tình hình thị trường và những biến động dù là nhỏ nhất của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngoài ba điều kiện kể trên, việc tìm hiểu, chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức, liên tục cập nhật thông tin cũng vô cùng quan trọng. Có như vậy, mới có thể kinh doanh thành công và tạo ra lợi nhuận lớn.
Bên cạnh việc đầu tư sản xuất, thu mua, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm cần được chuẩn bị kỹ càng. Hiện nay, các mô hình kinh doanh nông sản thường kết hợp 2 hướng đầu ra là phân phối trong nước hoặc xuất khẩu. Dù lựa chọn hình thức nào, nhà kinh doanh cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để phát triển mô hình kinh doanh phù hợp.
Những đặc điểm đặc thù của ngành kinh doanh nông sản
Tính thời vụ: các loại nông sản có tính mùa vụ rõ ràng, nó sẽ diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Điển hình như có những loại nông sản chỉ xuất hiện ở một số thời điểm trong năm, cho nên để kiểm soát được đặc điểm này cần phải nắm bắt được quy luật về mùa vụ để tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
Tính phân tán: tuy được trồng ở các vùng quê khác nhau, nhưng tất cả “thành quả” sẽ tập trung chủ yếu ở thành phố vì đây là nơi có sức tiêu thụ mạnh nhất.
Tính khu vực: vì nông sản bị ảnh hưởng rất nhiều vào môi trường sống và khí hậu nên tùy theo từng địa hình, thời tiết của từng vùng mà có những mặt hàng nông sản khác nhau.
Tính tươi sống: hàng nông sản đa số là những loại thực phẩm tươi sống, nếu cất giữ quá lâu sẽ dẫn đến hư thối, không thể sử dụng được. Khi thu mua cần lưu ý phân loại các mặt hàng nông sản để bảo quản cho tốt, giảm thiểu hư hao.
Tính không ổn định: không phải lúc nào sản lượng hàng nông sản cũng giống nhau, có những đợt thu hoạch vì một số lý do dẫn đến thất thu, sản lượng bị giảm đi đáng kể. Cho nên nếu muốn thành công, cần lập những chiến lược kinh doanh hàng nông sản phù hợp nhất.
Các hình thức kinh doanh nông sản hiệu quả nhất
Làm giàu từ thu mua nông sản
Thu mua các mặt hàng nông sản hay còn được gọi là thương lái, với hình thức buôn bán nông sản này bạn sẽ đến thu gom nông sản, hàng hóa từ nông dân. Sau đó, bạn sẽ vận chuyển chúng đến các doanh nghiệp chế biến nông sản hoặc tới các đầu mối bán lẻ để đưa nông sản tới tay người tiêu dùng.
Khi đóng vai trò trung gian như vậy, lợi nhuận bạn kiếm được dựa vào phần giá chênh lệch từ người nông dân đến các đầu mối sản xuất hoặc bán lẻ. Đã có rất nhiều người làm giàu theo hình thức thu mua nông sản này.
Ưu điểm của việc thu mua các loại nông sản
Vì là người đầu tiên tiếp xúc với nông dân nên bạn có thể linh động trong việc xác định giá và các hình thức thanh toán.
Hiếm khi bị hao hụt nông sản, không có hàng để cung cấp cho các đầu mối khác.
Nhược điểm của việc thu mua các loại nông sản
Nếu không biết cách vận chuyển phù hợp, nông sản dễ bị hư hỏng, lúc này các đầu mối sẽ không thể nhận những mặt hàng này, bạn cũng chẳng thể trả chúng lại cho người nông dân, dẫn đến những thiệt hại rất lớn. Việc làm giàu từ thu mua nông sản cũng chỉ còn trong giấc mơ.
Chi phí đầu tư kho bãi lớn. Vì bạn đứng ra thu gom toàn bộ nông sản của người nông dân nên bạn cần một kho bãi để có thể bảo quản thật tốt. Vì hàng nông sản rất dễ bị thối hỏng nên bạn cần đầu tư kho hàng đủ lớn với các công nghệ tốt nhất để chất lượng nông sản luôn được đảm bảo.
Kinh doanh mô hình chế biến nông sản
Khi quyết định kinh doanh mô hình chế biến nông sản, đa số hàng hóa bạn sẽ nhập từ các thương lái, vì vậy bạn cần chọn một thương lái uy tín để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng cũng chất lượng nông sản.
Bên cạnh đó, đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại cũng là bí quyết giúp bạn thành công khi theo đuổi mô hình kinh doanh này. Khi sở hữu được máy móc tối tân, bạn có thể tối ưu quy trình chế biến và sản xuất được những sản phẩm tốt nhất. Khi đó khách hàng sẽ yêu thích và tin dùng sản phẩm từ thương hiệu của bạn. Công việc kinh doanh cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Ưu điểm khi chế biến nông sản
Các sản phẩm sau khi chế biến sẽ có thời hạn sử dụng được lâu hơn so với những sản phẩm tươi, giảm thiểu tỷ lệ hư thối, ẩm mốc ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm, vận chuyển và bảo quản các loại nông sản.
Nhược điểm khi chế biến nông sản
Bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các thương lái. Từ giá thành, số lượng đến chất lượng cũng bị chi phối rất nhiều bởi những người trung gian này.
Nếu sản phẩm không đủ tốt, chắc chắn bạn sẽ không bán được hàng. Để chế biến được những sản phẩm tốt nhất, hoàn hảo nhất thì máy móc cần phải hiện đại, dẫn đến chi phí đầu tư các trang thiết bị không hề nhỏ.
Xuất nhập khẩu nông sản
Ngày nay là thời buổi của kinh tế thị trường, hàng hóa các nước có thể lưu thông qua lại để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp sở hữu sản lượng nông sản lớn có thể đáp ứng được nhu cầu của các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, xuất nhập khẩu nông sản được xem như một phương án kinh doanh hợp thời và đem lại rất nhiều lợi nhuận.
Ưu điểm của xuất nhập khẩu nông sản
Ít đối thủ cạnh tranh. Đây là một hướng đi rất khó và tốn nhiều nguồn lực cho nên rất ít người có thể tham gia sân chơi này. Nếu bạn có đủ kiến thức và khả năng tài chính, bạn rất dễ thành công.
Thương hiệu của bạn sẽ nhận được nhiều thiện cảm trong mắt người tiêu dùng. Nếu thương hiệu của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài thì mọi người sẽ tin tưởng chất lượng sản phẩm của thương hiệu hơn. Từ đó thị trường trong nước của doanh nghiệp cũng sẽ được mở rộng.
Nhược điểm của xuất nhập khẩu nông sản
Nguồn lực tài chính phải rất mạnh. Đây được xem như là cuộc chơi của những doanh nghiệp lớn. Đăng ký giấy phép, chọn lọc nguồn hàng chất lượng, tìm các đầu mối nước ngoài, vận chuyển sản phẩm đã cũng tốn rất nhiều ngân sách của doanh nghiệp, đó là chưa kể các chi phí phát sinh khác. Vì thế, nếu nguồn vốn có hạn, bạn có thể thử áp dụng 2 hình thức kinh doanh nông sản ở trên, lợi nhuận mà nó mang lại cũng không hề nhỏ.
Tiêu chuẩn chất lượng nông sản cao. Mặc dù là quốc gia nông nghiệp nhưng chất lượng nông sản ở nước ta chưa thật sự cao. Cần phải theo dõi sát sao trong việc chọn lọc thì mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của các quốc gia khác.
Đầu tư máy móc thiết bị hỗ trợ cho việc kinh doanh nông sản như thế nào
Kinh doanh thu mua nông sản chúng ta cũng cần đầu tư mua các thiết bị máy móc để hỗ trợ cho việc kinh doanh. Những loại máy phổ biến trong việc thu mua nông sản như: máy sàng, máy sấy, máy đo độ ẩm, máy may bao,…
Mỗi loại máy có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Đây là những loại máy bắt buộc cần có khi bạn quyết định kinh doanh thu mua nông sản. Giả sử với những sản phẩm nông sản như cà phê, tiêu, bắp,… bạn sẽ cần máy đo độ ẩm để kiểm tra nhiệt độ, độ khô của sản phẩm xem có đạt chuẩn hay không rồi từ đó mới quyết định giá thu mua.
Hoặc không chỉ thu mua của bà con xong là để đó, để kiếm thêm lời, bạn sẽ sàng lọc và làm cho chất lượng sản phẩm nông sản đạt chuẩn hơn bằng việc sàng bụi bẩn, các hạt xấu ra riêng; sấy khô lại nông sản nếu chẳng may thời tiết mưa, độ ẩm không khí cao…
Luôn cập nhật giá cả hằng ngày trên thị trường
Giá cả các mặt hàng nông sản thay đổi từng giờ từng ngày. Nên bạn phải luôn cập nhật thông tin và giá cả về những mặt hàng nông sản mà mình kinh doanh để kịp thời báo giá cho khách hàng và hạn chế tổn thất hay làm mất lòng tin nơi khách hàng.
Bạn có thể cập nhật giá bằng việc đăng ký tin nhắn báo về điện thoại mỗi ngày, hoặc theo dõi giá cả trên thị trường bằng việc lên mạng tìm kiếm thông tin mỗi ngày, xem tin tức thông báo trên tivi,… Có rất nhiều cách để chúng ta có thể cập nhật giá cả mọi ngày một cách thuận tiện và nhanh nhất. Bạn có thể tham khảo một trong những cách trên để có thông tin giá chính xác mỗi ngày.
Kinh doanh nông sản tăng trưởng mạnh trong thời buổi dịch bệnh
Dịch Covid-19 khiến hoạt động mua bán, kinh doanh các mặt hàng nông sản bị gián đoạn. Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, trong đó có các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), nhưng phải bảo đảm an toàn luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Theo đó, lựa chọn kinh doanh online, kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, đã giúp được nhiều doanh nghiệp đã đứng vững trong bối cảnh dịch bệnh, tạo doanh thu ổn định. Báo điện tử Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc một số doanh nghiệp tiêu biểu…
xem thêm : Kinh Nghiệm Và Những Điều Cần Biết Khi Mở Hiệu Thuốc Tây
xem thêm : Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Thức Ăn Chăn Nuôi, Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi
KẾT LUẬN:
Hy vọng qua những kinh nghiệm kinh doanh kienthuckinhdoanh.vn vừa chia sẻ, Quý bạn đọc đã lựa chọn được một con đường kinh doanh nông sản phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn thành công!
nguồn:bytuong,tienphong,tpos, internet….
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh nông sản ở việt nam
kinh doanh nông sản
kinh doanh nông sản sạch
kinh doanh nông sản online
kinh doanh nông sản sấy khô
kinh doanh nông sản là gì
kinh doanh nông sản đà lạt
kinh doanh nông sản khô
kinh doanh nông sản thực phẩm
kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì
thu mua nông sản
thu mua nông sản xuất khẩu
thu mua nông sản tại tphcm
thu mua nông sản miền tây
thu mua nông sản không có hóa đơn
thu mua nông sản miền bắc
thu mua nông sản đà lạt
thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh
thu mua nông sản gia lai
thu mua nông sản miền nam