Mặc dù lĩnh vực này được đánh giá khá dễ vận hành nhưng ai không phải ai cũng biết mở kinh doanh quán ăn gì lời cao. Ngay từ bước lên ý tưởng bạn cần nắm chắc khẩu vị khách hàng của mình, lựa chọn món chính và danh mục món phụ phù hợp với họ, chỉ như vậy mới có thể tăng doanh thu nhanh chóng.
Sai lầm khi chọn món ăn để mở quán
Khi có ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn sẽ chỉ cần quan tâm tới tiền vốn trước nhất. Sau đó nghiên cứu thị trường kỹ càng, những món ăn thị trường đang cần, đang hot rồi chọn ra mặt hàng phù hợp với mình để kinh doanh. Khi có ý định khởi nghiệp kinh doanh ăn uống, hầu hết các bạn trẻ đều thực hiện theo hướng này.
1.Chạy theo xu hướng
Suy nghĩ luôn thường trực trong đầu các bạn sẽ là: “Ai bán gì có lãi thì mình cũng bán”. Thấy người ta bán café đá xay, phô- mai que, trà chanh,… có lời thì mình cũng bán thôi.
Kiểu là thấy mặt hàng nào hot, bán được thì bất chấp nhảy vào. Một sai lầm ngọt ngào ai cũng dễ mắc phải. Đã ngon ăn thì đâu phải mình bạn biết? Ai cũng thấy, ai cũng muốn tham gia, cung sẽ vượt cầu và sẽ có một số cửa hàng/quán ăn bị đào thải, đó là lẽ dĩ nhiên.
Mở quán ăn kinh doanh gì lời cao doanh thu khủng
2. Chọn sản phẩm đã nổi tiếng nhưng không phù hợp với vùng miền
Không ít người mạnh dạn mang các món ăn đặc sản của khu vực nào đó, thậm chí là món ăn nước ngoài về Việt Nam và tin rằng nó sẽ thu hút dân địa phương. Tuy nhiên, sai lầm ở đây là không tính đến các món ăn này có phù hợp với văn hóa, khẩu vị của người dân không, có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không.
Ví dụ điển hình cho thấy nhiều quán ăn kinh doanh đồ Hàn Quốc phải nhận lấy kết cục đáng buồn do cố cấp mang y nguyên đồ ăn bản địa về Việt Nam. Trong khi người Hàn ưa chuộng món ăn siêu cay, siêu nóng thì ít người Việt Nam yêu thích đặc điểm này. Lẽ ra khi địa phương hóa món ăn, ông chủ cần làm giảm bớt độ cay của các món ăn thì mới phù hợp với khẩu vị người Việt.
Ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống là gì?
Chính vì thế, trước khi đưa bất kỳ một công thức món ăn nào vào chế biến, bạn đều cần nghiên cứu kỹ khẩu vị khách hàng mục tiêu, chỉ như vậy mới khiến họ hài lòng.
3. Chọn sản phẩm “sớm nở chóng tàn”
Việc ít cập nhật xu hướng, cập nhật sai xu hướng có thể khiến quán ăn của bạn lao đao vì chọn món chính có nguy cơ lỗi thời, chỉ mang tính chất theo mùa mà không đảm bảo duy trì trong thời gian dài.
Vào năm 2017, nhiều ông chủ bỏ cả đống tiền vốn, thậm chí vay lãi cao để đầu tư mở hàng loạt quán mì cay 7 cấp độ. Mặc dù mô hình nhanh chóng trở thành xu hướng ăn uống của giới trẻ nhưng cũng sớm lụi tàn chỉ trong vỏn vẹn 1, 2 năm.
Kết quả là nhiều quán ăn đóng cửa hoặc phải bổ sung các món khác để lô kéo khách hàng, tốn rất nhiều chi phí chuyển đổi, đứng trước nguy cơ sập tiệm. Chính vì thế hãy nghiên cứu kỹ trước khi đi theo một xu hướng nào đó. Đánh giá xem đây có phải món ăn phù hợp với khách hàng trong thời gian dài hay không nhé.
4. Xác định lĩnh vực kinh doanh khi mở quán ăn nhỏ
Khi đã huy động được đủ số vốn trong dự tính bạn cần xác định rõ ràng lĩnh vực mà mình sẽ kinh doanh là gì. Để làm được điều đó bạn cần có một cuộc điều tra thị trường kĩ càng, nên nhớ, quán ăn của bạn nhỏ, để thành công hoặc là bạn phải đi trước xu hướng hoặc là bạn phải tìm thị trường ngách.Bạn cần trả lời được các câu hỏi:
- Thị hiếu của khách hàng hiện nay là gì?
- Mặt hàng nào đang bán chạy?
- Nếu kinh doanh mặt hàng đó thì số vốn đã chuẩn bị có đủ không?
- Các khoản phí bao gồm những gì?
- Bạn có chiến lược cạnh tranh nào không? Bạn sẽ cạnh tranh về giá hay sự khác biệt?…
Như vậy bạn mới xác định được quán ăn nhỏ của mình sẽ kinh doanh sản phẩm nào để có những kế hoạch, dự trù cụ thể cho tương lai.
5. Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ khi tìm nguồn hàng
Bất lợi của kinh doanh nhỏ lẻ là không có đủ vốn để nhập hàng về dự trữ như các cửa hàng lớn thường làm, bạn buộc phải xoay vòng vốn, vì vậy vấn đề tìm nguồn hàng rất quan trọng. Bạn có thể mua nguyên liệu thực phẩm từ các chợ đầu mối, giá có thể rẻ hơn khá nhiều nhưng hàng hóa ở đây thường tạp nham, bạn phải có kinh nghiệm mặc cả mới không bị hớ.
Nếu không, bạn có thể nhập từ thẳng từ những nơi nuôi trồng, ví dụ cá mua từ ao, thịt lợn mua từ lò mổ… sẽ mua được giá gốc, có điều phải có mối quan hệ từ trước để đặt hàng.Thương lượng giá là một khâu quyết định đến lợi nhuận sau này của bạn, nếu biết cách bạn có thể nhập hàng với giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí là được khất nợ cho đến lần mua hàng sau.
6. Giữ giá bán trong khoảng lợi nhuận cho phép
Đối với những mặt hàng không có giá cả cố định như đồ ăn thì chuyện tăng giá đột xuất đã không còn là chuyện lạ nữa. Có thể vì hôm nay giá xăng tăng, hay ngày kia giá vàng biến động, hoặc là giáp Tết rồi nên buộc phải nâng giá cho có… phong trào. Cố nhiên cách làm này sẽ giúp bạn thu về khoản lợi nhuận tương đối trong thời gian ngắn, nhưng tính về lâu dài lại chẳng tốt chút nào.
Vì chắc chắn khách hàng sẽ không thích một quán ăn nay tăng giá, mai tăng giá, họ đến một lần và ra đi mãi mãi.Giữ giá bán có thể sẽ khiến bạn làm giảm lợi nhuận, nhưng bù lại bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, giữ được những khách quen, đảm bảo nguồn thu nhập về sau. Nhưng áp dụng phương pháp này cần lưu ý là chỉ giữ giá trong khoảng lợi nhuận cho phép, đừng vì cố chấp mà bán lỗ vốn, vì quán của bạn nhỏ, tiền để xoay vòng vốn rất cần thiết.
7. Lựa chọn vị trí “đất vàng” có thực sự tốt?
Kinh doanh quy mô nhỏ không có nghĩa là vị trí bạn lựa chọn ở đâu cũng được, ít tiền là được. Tuy nhiên, điều ưu tiên hàng đầu vẫn là việc quán của bạn phải nằm ở vị trí thuận tiện, không quá khó tìm để khách hàng có thể dễ dàng lui tới. Xác định rõ mình bán món gì, ước lượng số bàn phục vụ, công suất phục vụ tối đa là bao nhiêu khách để tìm kiếm diện tích phù hợp. Nếu mặt bằng rộng nhưng không biết tận dụng hoặc hoạt động không hết công suất sẽ lãng phí cũng như tạo cảm giác trống, không gian loãng. Ngược lại, trong không gian quá hẹp, không biết cách thức bày trí, sắp xếp lại vô tình trở thành điểm trừ khi khách hàng ghé quán của bạn.
8.Tăng chất lượng phục vụ khi mở quán ăn nhỏ
Quán ăn nhỏ, mọi thứ không được sang trọng cao cấp như nhà hàng lớn, vậy ngoài ưu thế về giá bạn còn phải tạo ấn tượng trong phong cách phục vụ để thu hút nhiều thực khách hơn. Luôn tận tình với yêu cầu của khách, giữ thái độ vui vẻ thoải mái hoặc tặng những món quà nhỏ là những cách rất tốt để tăng chất lượng phục vụ.
9. Bài toán nhân sự
Đừng lơ là việc tuyển chọn nhân viên ban đầu. Người trực tiếp phục vụ khách hàng là nhân viên, bạn có món ăn ngon, bạn có không gian tốt, nhưng nhân viên phục vụ không tốt, rõ ràng mọi thứ trở thành vô nghĩa. Hãy để họ hiểu rằng, việc khiến khách hàng hài lòng cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ được trả lương xứng đáng. Bước đầu tuyển dụng, bạn có thể lựa chọn sinh viên tìm việc làm thêm, part time để giảm thiểu chi phí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn cần chấp nhận sẽ có những tình huống phát sinh, sự biến động nhân sự. Quan trọng ở đây là luôn đảm bảo nhân sự biết nắm bắt công việc và phải luôn giữ được thái độ hiếu khách, thân thiện.
Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn
Trên thực tế, vốn kinh doanh quán ăn nhỏ ít nhất từ 50 đến 100 triệu đồng. Đây là con số an toàn để bạn có thể vận hành kinh doanh, chi trả nhân viên và đáp ứng đủ cho nguyên vật liệu.
Làm thế nào để quán ăn đông khách
Chất lượng món ăn phải thật sự ngon
Khi thưởng thức món ăn chỉ có thể xảy ra 2 kết quả: ngon hoặc không ngon. Nếu ngon khách hàng sẽ quay lại và không ngon họ “biến mất” mãi mãi. Đó cũng để hiểu rằng, chất lượng của món ăn cực kỳ quan trọng. Bạn phải đáp ứng được khẩu vị của khách hàng, nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Marketing hiệu quả
Marketing là phương thức truyền miệng vô cùng hiệu quả. Một người đánh giá tốt và lan tỏa lên mạng xã hội có thể tạo được lòng tin đến nhiều khách hàng tiềm năng khác. Từ đó cơ hội họ dùng thử món ăn ở quán bạn cao hơn.
Có thể nói, marketing là chìa khóa quan trọng làm quán đông khách. Sự liên kết giữa các nền tảng xã hội làm cho thị trường kinh doanh quán ăn ngày càng sôi động. Và nếu chủ quán biết cách quảng cáo, khai thác nền tảng xã hội hiệu quả sẽ gặt hái được nhiều lợi nhuận vô cùng.
Chăm sóc khách hàng tốt
Bạn thường nghe câu “thái độ hơn trình độ” thì ở việc kinh doanh quán ăn cũng tương tự vậy. Nhiều người thường xuyên lui tới một quán ăn không phải vì thực đơn quá đặc sắc nhưng khẩu vị vừa miệng, chủ quán nhiệt tình và thân thiện.
Vốn dĩ khách hàng luôn là bậc thượng đế, nên chiều khách và làm họ hài lòng, tự động họ sẽ quay trở lại mà chẳng cần bí quyết gì cao siêu.
Như đã đề cập ở trên, yếu tố truyền miệng trong kinh doanh quán ăn nhỏ có cả 2 mặt lợi và hại. Quán ăn có món ngon sẽ được khen, khách hàng kêu gọi nhiều bạn bè đến ủng hộ. Ngược lại, thức ăn dở và thái độ nhân viên phục vụ tệ sẽ bị tẩy chay. Do đó hãy chú trọng việc chăm sóc khách hàng trong kinh doanh quán ăn.
Đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ
Mở quán ăn nhỏ có phải đăng ký không hay mở quán ăn nhỏ cần những giấy tờ gì luôn là thắc mắc của nhiều. Vậy trên thực tế như thế nào? Có cần đăng ký kinh doanh hay không. Câu trả lời là có nếu bạn không muốn gặp rắc rối với đối đầu với luật pháp.
Mở quán ăn cần những giấy tờ gì
- Tên quán ăn
- Số điện thoại cá nhân
- Ngành nghề kinh doanh
- Vốn kinh doanh quán ăn
- Chứng minh nhân dân và thẻ căn cước
- Sổ hộ khẩu
- Hộ chiếu cá nhân
- Người đại diện hộ gia đình
- Số lượng người lao động của quán
KẾT LUẬN:
Với kinh nghiệm kinh doanh quán ăn trên, hy vọng rằng bạn đã chuẩn bị cho những kiến thức cần thiết. Bên cạnh các vấn đề nêu trên, chuẩn bị trang thiết bị cần thiết khi kinh doanh quán ăn rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chế biến món ăn cũng như sự hài lòng của khách hàng. Chúc bạn thành công
Nguồn: sapo,cukcuk,vuanhabep…
xem thêm : Kinh Doanh Thức Ăn Chó Mèo – Có Khó Không ,Trang bị kiến thức Kinh Doanh
Kiến Thức Kinh Doanh
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh quán ăn
kinh doanh quán ăn sáng
kinh doanh quán ăn gia đình
kinh doanh quán ăn nhanh
kinh doanh quán ăn ở sài gòn
kinh doanh quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán ăn gia đình
kinh doanh quán ăn nhanh
kinh doanh quán ăn ở sài gòn
kinh doanh quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn
bí quyết kinh doanh quán ăn
bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ
mặt bằng kinh doanh quán ăn
bắt đầu kinh doanh quán ăn
bài toán kinh doanh quán ăn
thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn
bản kế hoạch kinh doanh quán ăn
thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn tphcm
bản kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ
lập dự an kinh doanh quán ăn
kinh doanh quán ăn và cafe
dự an kinh doanh quán ăn vặt
kinh doanh quán ăn chay
kinh doanh quán ăn cần giấy phép gì
kinh doanh quán ăn cần gì
kinh doanh quán ăn có lãi không
kinh doanh quán ăn cần những giấy tờ gì
kinh doanh quán ăn cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán ăn cần những gì
kinh doanh quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán ăn chay
mô hình kinh doanh quán ăn chay
kinh doanh quán ăn gì
kinh doanh quán ăn nhỏ cần gì
kinh doanh mở quán ăn
kinh doanh mở quán ăn sáng