Cho dù bạn đã có hay chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán cafe, thì sự thành bại đều phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị. Dưới đây là 12 lưu ý sẽ hỗ trợ đắc lực trên con đường kinh doanh cà phê của bạn, đặc biệt nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
1. Học pha chế
Nếu bạn chỉ là một nhà đầu tư, bạn có thể không cần trang bị cho mình kỹ năng pha chế. Nhưng nếu bạn tự mình bỏ vốn, tự mình vận hành quán thì kỹ năng pha chế là điều không thể thiếu. Đặc biệt là trong trường hợp quán có quy mô nhỏ. Bạn nên sở hữu những công thức pha chế đồ uống hoàn hảo và chất lượng cho quán mình.
Ngoài ra khi có kiến thức pha chế, bạn có thể tự mình đào tạo nhân viên cho cửa hàng. Hoặc giám sát công việc của nhân viên pha chế. Đảm bảo chất lượng đồ uống trong cửa hàng luôn chuẩn vị và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức khác nhau của khách hàng.
Bạn có thể tự mình sáng tạo những công thức pha chế độc đáo. Hoặc đăng ký cho mình một khóa pha chế cà phê chuyên nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, Phadin Coffee khuyên bạn nên lựa chọn những khóa pha chế tổng hợp. Bởi vì có được nhiều công thức pha chế hơn sẽ giúp menu cửa hàng bạn có nhiều đồ uống hơn. Cửa hàng phục vụ nhu cầu của những đối tượng khách hàng khác nhau, trong độ tuổi khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn kinh doanh quán cafe hiệu quả.
2. Nghiên cứu thị trường, khoanh vùng khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu thị trường là bước bất kỳ ai cũng phải thực hiện trước khi bắt tay vào kinh doanh không chỉ riêng cà phê. Từ kết quả nghiên cứu bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình thị trường, phân khúc thời điểm bạn kinh doanh. Từ đó giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe hoàn chỉnh, quyết định được đối tượng khách hàng mục tiêu và khoanh vùng vị trí muốn mở quán cà phê.
Các bước bạn có thể là để nghiên cứu thị trường:
- Đến với những quán cafe đông khách để thưởng thức đồ uống tại đó, đánh giá chất lượng đồ uống.
- Nghiên cứu menu cửa hàng. Quan sát khách hàng tại đó thường gọi đồ uống gì và quyết định có nên bổ sung đồ uống đó vào trong menu cửa hàng mình hay không.
- Tham khảo giá có thể giúp bạn định giá được đồ uống trong cửa hàng mình.
- Nghiên cứu thêm phong cách thiết kế trong mỗi quán. Tìm ra những điểm khác biệt để áp dụng vào cửa hàng mình.
- Đánh giá những điểm yếu để không lặp lại khi bạn tiến hành thiết kế và xây dựng cửa hàng.
Học kỹ năng quản lý cửa hàng cafe
3. Học cách quản lý
Quản lý yếu kém là một trong những lý do khiến rất nhiều quán cà phê đóng cửa sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động. Người quản lý phải nắm được mọi vấn đề khi quán đang hoạt động và xử lý một cách thích hợp. Đồng thời phân công công việc và giám sát quá trình, hiệu quả làm việc của nhân viên.
Các kỹ năng quản lý cần trang bị:
- Kế toán: Quản lý các khoản tiền của cửa hàng, thu chi, thua lỗ, lợi nhuận, thuế… Trong trường hợp cửa hàng có thuê kế toán, bạn cũng có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình nguồn tiền của cửa hàng.
- Quản lý nhân sự: Nắm bắt được tâm lý nhân viên, phân công công việc phù hợp với khả năng mỗi người và phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Để xây dựng một đội ngũ làm việc có tinh thần, trách nhiệm và gắn kết.
- Quản lý hàng tồn kho: Đảm bảo kiểm soát được hàng hóa trong kho, xuất nhập hàng. Lên kế hoạch nhập hàng sao cho đáp ứng nhu cầu sử dụng của thợ pha chế và các bộ phận khác, sao cho không bị thừa thiếu gây lãng phí.
- Quan hệ với nhà cung cấp: Duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp là nền tảng quan trọng để bạn mở rộng mối quan hệ với nhiều đơn vị khác. Đồng thời giúp bạn nhận được nhiều ưu đãi hơn, chất lượng nguồn hàng tốt hơn, giá thành rẻ hơn, quá trình vận chuyển nhanh chóng hơn…
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Bao gồm tác phong và thái độ chăm sóc khách hàng.
Hãy trang bị cho nhân viên những kỹ năng cơ bản như:
– luôn tươi cười và thân thiện với khách hàng
– lịch sự, phục vụ nhanh chóng, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng trong khả năng
– chúc quý khách ngon miệng khi thưởng thức đồ uống
– xin lỗi khi thời gian pha chế đồ uống quá lâu
– chúc khách hàng những điều tốt đẹp và hẹn khách quay trở lại…
Những yếu tốt đơn giản nhưng lại góp phần quyết định khách hàng có quay trở lại với cửa hàng hay không. Nếu bạn muốn nhân viên của mình có tất cả những kỹ năng đó, hãy tự trang bị trước và luôn thể hiện điều đó với khách hàng.
- Bảo dưỡng thiết bị: Bạn cần hiểu rõ các loại thiết bị có trong quán, biết cách sử dụng máy đúng mục đích. Đồng thời kiểm soát được quy trình làm việc của nhân viên, tránh máy hỏng hóc, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cửa hàng
Tìm nguồn nguyên liệu chất lượng để có được lượng khách ổn định
4. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu
Chất lượng nguyên liệu quyết định chất lượng đồ uống. Và giá thành nguyên liệu quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của quán cafe. Bạn nên có kiến thức về các vùng nguyên liệu, so sánh chất lượng và giá cả của từng vùng. Đồng thời tìm hiểu phản hồi của khách hàng về chất lượng nguyên liệu đó.
Hãy lựa chọn địa chỉ cung cấp nguyên liệu chất lượng. Ngoài ra, hãy giữ mối quan hệ tốt với đơn vị cung cấp và không thay đổi quá nhiều nguồn cung nguyên liệu.
5. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Hãy hiện thực hóa tất cả những ý tưởng của mình bằng văn bản cụ thể – phác thảo từng bước xây dựng cửa hàng – ước tính chi phí đầu tư và chi phí vận hành cửa hàng trong khoảng 6 tháng đầu tiên… Các bước hoạt động càng chi tiết bao nhiêu bạn sẽ càng biết rõ được những vấn đề mình cần phải đối mặt. Từ đó có thể chuẩn bị sẵn các phương án xử lý nếu điều đó thực sự xảy ra.
Bước này đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh quán cafe và đồ uống. Đã nghiên cứu thị trường và nắm được xu hướng phát triển của thời điểm đó. Có như vậy kế hoạch lập ra mới bám sát được thực tế.
6. Tìm hiểu các văn bản pháp luật
Những văn bản pháp luật bạn cần phải tìm hiểu bao gồm các loại giấy phép kinh doanh, các loại giấy tờ về an toàn vệ sinh thực phẩm… Bạn cần phải sở hữu tất cả các loại giấy tờ này để quán cafe kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
7. Vốn
Vốn là yếu tố đầu tiên cũng là quan trọng nhất để duy trì hoạt động của cửa hàng. Quy mô cửa hàng khác nhau thì nguồn vốn cần chuẩn bị khác nhau. Nguồn vốn bạn có bao nhiêu sẽ quyết định quy mô cửa hàng như thế nào. Bạn không thể mang trong mình một khoản nợ lớn khi cửa hàng chưa đi vào hoạt động. Và bạn cũng chưa biết thu nhập trung bình mỗi ngày của quán là bao nhiêu. Như vậy khả năng cửa hàng của bạn sẽ phá sản sớm vì không đủ chi phí để duy trì cửa hàng cho đến khi có lợi nhuận.
Bạn cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý. Vừa tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cửa hàng và nguồn nguyên liệu.
Một kế hoạch rõ ràng giúp bạn nắm được các khoản thu chi, cái nào cần cái nào nên bỏ, khoản nào cần bổ sung, khoản nào cần phải cắt giảm. Vốn được sử dụng hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư và có thêm nhiều vốn hơn để chi trả cho các chi phí của quán cà phê khi chính thức đi vào hoạt động.
8. Tìm mặt bằng
Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng liệu rằng bạn có sẵn sàng len lỏi vào các ngõ hẻm, đường đi chỉ đủ để 2 xe tránh nhau để thưởng thức cà phê? Hoặc bạn có sẵn sàng rẽ sang bên kia đường và quay ngược lại khoảng 1 – 2km để bước vào quán cà phê bạn đã vô tình lướt qua. Tin chắc rằng sẽ có rất nhiều bạn sẵn sàng làm điều đó nếu chất lượng đồ uống ngon. Nhưng bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng. Thay vì vậy, hãy lựa chọn mặt bằng tại những vị trí tiện đi lại, giao thông thuận tiện. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí để có thể kéo khách về với quán cà phê.
Ngoài ra, khi lựa chọn mặt bằng bạn cần lựa chọn những khu vực tập trung đông đối tượng khách hàng mục tiêu. Có như vậy doanh thu cửa hàng sẽ tăng lên đáng kể. Ngược lại, bạn không thể tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu. Như vậy bạn sẽ phải thay đổi khá nhiều yếu tố để có thể phục vụ những đối tượng khách hàng khác, như: menu đồ uống, phong cách thiết kế quán…
Thiết kế không gian cửa hàng phù hợp với đối tượng khách hàng hướng đến
9. Thiết kế cửa hàng và menu
Đối với thiết kế quán cà phê, bạn cần biết được đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến nằm trong đối tượng nào. Có như vậy mới lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng hướng đến.
Ví dụ nếu hướng đến đối tượng là nhân viên văn phòng: bạn cần thiết kế với phong cách thanh lịch và sang trọng, mang lại không gian nghỉ ngơi thư giãn hoặc gặp gỡ khách hàng, đối tác.
Nếu hướng đến đối tượng sinh viên thì thiết kế cần một chút phá cách, bàn ghế có thể lựa chọn bàn nhỏ, ngồi bệt để tiết kiệm không gian… Hiện nay khách hàng đến với quán cà phê không chỉ để uống nước trò chuyện, gặp gỡ khách hàng mà còn để “check in”. Vì vậy một cửa hàng đẹp sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng nghiện “sống ảo”.
Ngoài thiết kế không gian quán, bạn cũng cần thiết kế cho cửa hàng một bộ menu đẹp để gây được ấn tượng với khách hàng. Bổ sung thêm những hình ảnh bắt mắt để khách hàng có thể tận mắt nhìn thấy đồ uống mà họ sẽ thưởng thức. Trong quá trình hoạt động, nếu cửa hàng bạn có bổ sung thêm những món đồ uống mới thì bạn hãy cập nhật trong menu. Đồng thời nhân viên giới thiệu trực tiếp đến khách hàng để khách hàng biết đến và quyết định lựa chọn hay không.
10. Tiến hành xây dựng cửa hàng
Thời gian thi công xây dựng và chất lượng cửa hàng phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện bên ngoài như thợ thi công, vận chuyển nguyên vật liệu…. Vì vậy trong suốt khoảng thời gian đó bạn cần theo sát quá trình thi công nhằm đảm bảo chất lượng cửa hàng và đúng tiến độ theo kế hoạch đã đặt ra.
11. Tuyển nhân viên, đào tạo nhân viên
Bạn là người xây dựng nên cửa hàng nhưng nhân viên mới là bộ mặt của quán cà phê. Vì vậy hãy trang bị cho nhân viên những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc khách hàng. M
ột số nguyên tắc bạn cần trang bị cho nhân viên của mình để nâng cao hình ảnh của cửa hàng:
– tươi cười chào khách hàng khi khách bước vào quán
– tham khảo ý kiến của khách hàng
– lựa chọn chỗ ngồi cho khách phù hợp
– tư vấn đồ uống có trong menu cho khách
– luôn tươi cười niềm nở đáp ứng nhu cầu của khách hàng
– tham khảo đánh giá của khách hàng về chất lượng đồ uống….
Bạn cần phải là người đầu tiên thể hiện được sự chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng. Tạo cho mình những thói quen tốt để nhân viên khâm phục tác phong chăm sóc khách của bạn. Có như vậy nhân viên sẽ luôn mang đến dịch vụ chăm khách hàng trong quán tốt nhất.
Mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất
12. Vận hành quán cà phê
Thời gian đầu quán cà phê đi vào hoạt động, bạn cần giám sát mọi hoạt động của quán. Để có thể nhanh chóng điều chỉnh những vấn đề gây khó khăn trong việc phục vụ khách hàng. Hoặc điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Hãy tham khảo ý kiến của khách hàng để điều chỉnh menu đồ uống, điều chỉnh thái độ nhân viên phục vụ…
Tuy nhiên, bạn không nên thay đổi tất cả nhiều khách hàng góp ý, bạn cần xử lý vấn đề một cách tinh tế mà không làm mất đi sự đặc trưng của quán.
Trên đây là 12 điểm cần biết và tìm hiểu trước khi chính thức bắt tay vào kinh doanh quán cafe. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo kinh nghiệm từ những người đã và đang kinh doanh quán cà phê. Họ sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm thực tế mỗi người vướng phải, đó là những kiến thức mà không sách vở nào có thể mang lại cho bạn được.
KINH NGHIỆM MỞ QUÁN CÀ PHÊ – KINH DOANH CAFE HIỆU QUẢ
1. Yêu thích và có kiến thức cơ bản về cà phê
Đơn giản nhất, bạn cần hiểu về đặc tính các dòng cà phê Arabica, Robusta. Hiểu về hương thơm và hàm lượng cafein trong mỗi dòng. Từ đó bạn sẽ biết dùng loại cà phê nào cho phương pháp pha chế nào. Hoặc bạn sẽ có cách phối trộn tạo ra hương vị cà phê đặc trưng cho quán. Hơn nữa, bạn cũng có thể phối trộn theo gu của những khách đặc biệt.
Để làm được điều đó ngoài việc tìm hiểu kiến thức cà phê, bạn nên thưởng thức và tự mình nhận ra cái ngon và nét đặc thù của cà phê từ đó có phương án lựa chọn cà phê ngon cho quán của mình.
2. Hiểu về các dụng cụ pha cà phê cần thiết
Bạn muốn trở thành chủ quán cà phê thì chắc chắn cần phải nắm được quán cà phê của mình cần những dụng cụ pha chế như thế nào để mua sắm cho phù hợp.
Khi bạn có ý định mở quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải trang bị: máy xay cà phê, bộ Syphon, bộ pha Pour over,…
Nếu kinh doanh cà phê truyền thống, bạn cần hiểu về phin pha cà phê. Trên thị trường hiện tại có 3 loai phin chính: phin nhôm, phin inox và phin sứ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phin nào sẽ tùy thuộc vào phong cách của quán cafe. Để chọn phin cafe phù hợp mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
3. Biết một số phương pháp pha chế cà phê
Để kinh doanh quán cà phê, chắc chắn bạn nên thuê nhân viên pha chế. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, bạn cần biết các phương pháp pha chế để có thể chọn mô hình kinh doanh và lên menu cho quán. Đồng thời bạn có thể điều hành quán cà phê của mình hiệu quả hơn.
Hiện nay có rất nhiều cách pha chế cà phê nhưng tựu trung lại có 4 phương pháp pha chính: pha cà phê bằng cách đun sôi, pha bằng cách ngâm, pha cà phê bằng áp suất, pha cà phê bằng phin nhỏ giọt.
- Pha cà phê bằng cách đun sôi như pha bằng bình Syphon, Moka pot.
- Pha cà phê theo kiểu ngâm gồm có: Press French, Aeropress, Cọld Brew.
- Pha cà phê bằng áp suất đặc trưng nhất là Espresso. Từ nguyên lý tách chiết cafe dựa vào nhiệt độ và áp suất, các Barista có thể chế biến ra nhiều loại cà phê khác nhau: Capuchino, Latte, Americano,…
- Pha cà phê phin là cách pha truyền thống của Việt Nam. Từ cà phê phin có thể biến tấu thành nhiều loại cà phê như: đen nóng, đen đá, cà phê sữa, thậm chí là cà phê trứng.
4. Nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh cà phê
Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.
Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh quán cà phê. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian.
Ngoài ra đối tượng khách hàng, thói quen, tần suất đến quán cũng giúp xác định quy mô quán cà phê của bạn.
Một số thông tin về khách hàng bạn có thể tham khảo:
- Đối tượng khách hàng: Phần lớn tập trung vào nam, nữ ở độ tuổi 16-39 tuổi.
- Tần suất đến quán cà phê: Khoảng 2 lần/ tuần.
- Thói quen chọn quán: Nữ thường chọn các quán cà phê trẻ. Nam giới thường chọn các quán truyền thống, phục vụ cà phê ngon.
- Thời điểm uống cà phê: Buổi sáng trước khi đi làm, trưa, buổi tối và những ngày cuối tuần.
Ngoài nghiên cứu khách hàng thì đối thủ cũng là yếu tố bạn cần phải nghiên cứu. Bạn hãy khảo sát xem những quán cafe “hút khách” đang kinh doanh gì? Có gì độc đáo không? Yếu tố nào quán đông khách đến vậy? Từ các thông tin đó, bạn có thể tìm ra thị trường ngách cho riêng mình hoặc làm tốt hơn, khắc phục được những yếu điểm của đối thủ.
5. Kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Khi bạn hiểu cơ bản về cà phê, biết được một số phương pháp pha chế, đánh giá được thị trường thì đây là lúc bạn có thể sẵn sàng mở quán cà phê. Tuy nhiên, để khởi động việc mở quán và kinh doanh thành công bạn cần lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi mở quán.
Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, để lập kế hoạch kinh doanh quán cafe tốt bạn cần trả lời rõ ràng các câu hỏi sau:
- Tập khách hàng tìm năng của quán: Nhân viên văn phòng, người lao động, sinh viên,… từ đó tìm ra thói quen, sở thích của họ.
- Mô hình quán cà phê mà bạn dự định chọn.
- Đối thủ cạch tranh của bạn là ai. Bạn có ưu điểm gì, kế hoạch như thế nào để vượt đối thủ.
- Loại cà phê mà bạn dự định chọn cho quán của mình có gì khác biệt so với đối thủ.
- Cụ thể các bước để mở quán cà phê: thuê mặt bằng, trang trí, mua dụng cụ, thiết bị.
- Dự định nhà cung cấp cà phê và các thực phẩm khác.
- Chuẩn bị các thủ tục, giấy phép kinh doanh như thế nào.
- Cần bao nhiêu nhân viên.
- Cần bao nhiêu vốn để khởi động quán cà phê của bạn.
- Ước tính thời gian thu hồi vốn.
6. Chọn mô hình kinh doanh cà phê
Khi bạn thực sự muốn mở quán cà phê thì việc lựa chọn mô hình quán cà phê chính là yếu tố quyết định đến phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.
Hiện nay có rất nhiều kiểu quán cà phê cho bạn lựa chọn khi có ý định mở quán cà phê và kinh doanh mặt hàng này tiêu biểu phải kể đến như:
- Quán cà phê Take Away,
- Cà phê container,
- Quán cà phê thương hiệu,
- Cà phê âm nhạc,
- Cà phê sân vườn.
Việc xác định rõ mô hình quán cà phê ngay từ đầu sẽ giúp bạn định hướng được chọn địa điểm mở quán thích hợp, khoanh vùng được khách hàng tiềm năng.
7. Dự trù chi phí cho việc mở quán cà phê
Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn là vấn đề suy nghĩ đối với mỗi người khi chuẩn bị kinh doanh cà phê. Việc dự trù kinh phí chính là việc giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư vốn vào việc gì, những gì nên mua để không bị lãng phí tiền và thời gian mua sắm.
Những khoản chi phí chắc chắn bạn sẽ phải nắm nếu có ý định mở quán cà phê đó chính là các khoản chi phí:
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí nội thất, trang trí.
- Sắm sửa máy móc, trang thiết bị, ly tách cà phê.
- Chi phí thuê nhân viên.
- Quảng cáo, marketing.
- Chi phí nguyên vật liệu.
Những khoản dự trù kinh phí này để tính ra con số cụ thể còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh. Từ đó giúp bạn ước tính chi phí chính xác nhất, chủ động nguồn vốn khi mở quán.
8. Kinh nghiệm chọn mặt bằng mở quán cafe
Thành công trong việc mở quán cà phê còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng, vị trí của quán. Nếu bạn mở quán cà phê tại khu vực gần các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, trường học… sẽ có nguồn khách lớn, giúp việc kinh doanh hiệu quả.
Kinh nghiệm trong việc tìm và thuê mặt bằng để kinh doanh quán cà phê là chọn mặt bằng rộng rãi, có chỗ cho khách để xe.
Nếu có vốn, bạn nên chọn mặt bằng nơi khách mặc định là khu vực để uống cafe. Ví dụ, bạn nên chọn mặt bằng nơi có nhiều quán cafe, rồi làm tốt hơn đối thủ là bạn thắng.
9. Giấy tờ, thủ tục kinh doanh quán cà phê
Việc mở quán cà phê cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn, về cơ bản để mở quán cafe bạn cần chuẩn bị các thủ tục như sau:
- Giấy phép kinh doanh đúng lĩnh vực dịch vụ, quán cà phê.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xác định những loại thuế phải nộp theo quy định của nhà nước.
Tham khảo bài viết các thủ tục đăng ký kinh doanh dưới đây. Trong đó hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục, nơi nhận hồ sơ giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe của mình.
10. Kinh nghiệm trang trí quán cà phê
Trong khâu thiết kế, trang trí quán cà phê bạn cần quan tâm đến việc sắp xếp vị trí, công năng của từng khu vực, lựa chọn màu sắc, ánh sáng, đồ nội thất cho quán, thiết kế, lắp đặt bảng hiệu, trang trí.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế với giá vào khoảng 5-6 triệu đồng/ m2 để có không gian quán đẹp, thu hút khách.
Để giúp bạn có những ý tưởng ban đầu trong việc trang trí quán cà phê, Bonjour Coffee sẽ gợi ý cho bạn 9 ý tưởng trang trí qua bài viết sau.
11. Kinh nghiệm lên thực đơn cho quán cafe
Chắc chắn sự thành công của quán cà phê phụ thuộc rất nhiều vào thực đơn đồ uống. Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, menu đồ uống tại quán cà phê sẽ được chia thành list đồ uống, cụ thể:
- Các loại cà phê truyền thống bao gồm cà phê đen pha phin, cà phê sữa.
- Loại cà phê mới lại bắt trào lưu như cà phê dừa, cà phê kem bơ, cà phê trứng.
- Cà phê theo phong cách Ý nổi tiếng như Espresso, Latte, Cappuccino.
- Thức uống dinh dưỡng, nước ép, sinh tố, sữa chua hoa quả.
- Trà trái cây, túi lọc.
- Nước uống: nước suối, nước ngọt.
- Những món điểm tâm như bánh ngọt, ăn vặt.
Ngoài ra bạn có thể thiết kế thêm menu bảng đặt trước cửa và những cuốn menu nhỏ đặt trên bàn để khách tiện gọi đồ uống. Hiện nay nhiều quán cà phê áp dụng cho thấy hiệu quả trong việc tạo ấn tượng cho khách.
12. Kinh nghiệm tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê uy tín
Địa điểm, mô hình, thiết kế, trang trí, không gian quán cà phê là vô cùng quan trọng. Đây là những yếu tố ban đầu thu hút khách đến với quán của bạn. Tuy nhiên, bí quyết giữ chân khách đó là chất lượng cà phê. Để có cà phê ngon phục phụ nhu cầu người thưởng thức, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng.
Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, bạn nên liên lạc với nhà cung cấp đề nghị họ gửi cho bạn mẫu cà phê nguyên chất. Trên kinh nghiệm về cách nhận biết cà phê sạch, nguyên chất và khả năng đánh giá chất lượng cà phê của bạn. Chúng tôi tin rằng bạn có thể tự mình nhận ra đâu là mẫu cà phê thích hợp cho quán của mình.
Bạn cũng có thể tham khảo nguồn cà phê sạch nguyên chất dành cho quán cafe của Bonjour Coffee. Tại đây, cà phê được nghiên cứu kỹ lưỡng gồm có gu vị truyền thống pha phin và gu vị hiện đại pha máy.
13. Lên danh sách các vật dụng khi mở quán cafe
Tùy theo hình thức kinh doanh, mô hình quán cà phê bạn đang xây dựng mà có cách trang bị vật dụng khác nhau.
- Nếu bạn kinh doanh cà phê hiện đại, bạn nên quan tâm về các máy tạo áp suất, các dụng cụ pha Syphon…
- Tuy nhiên khi bạn kinh doanh cà phê truyền thống, bạn chỉ chú ý về phin cafe và các vật dụng đơn giản hơn.
Ngoài việc trang bị các dụng cụ, vật dụng đặc trưng theo mô hình cà phê, những vật dụng sau đây là không thể thiếu.
- Tủ lạnh,
- Máy xay cà phê,
- Máy pha cà phê,
- Dàn âm thanh.
Thông thường, bạn cần chuẩn bị từ 30-100 triệu đồng để trang bị các dụng cụ, máy móc cho quán cà phê của mình. Nếu không có đủ tiền, các bạn có thể cân nhắc mua những thiết bị quan trọng trước.
14. Mua sắm, bố trí nội thất cho quán cafe
Bên cạnh việc trang bị các dụng cụ pha chế thì việc mua sắm nội thất bên trong quán không kém phần quan trọng. Tùy theo phong cách quán cà phê mà việc mua sắm nội thất sẽ có những đặc trưng đi cùng.
Tương tự như việc mua sắm vật dụng, bạn cũng cần lập danh sách các hạng mục cần trang bị và chi phí cho việc mở quán cà phê.
15. Kinh nghiệm tuyển nhân viên khi mở quán cà phê
Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn mà có các vị trí nhân viên khác nhau. Thông thường các vị trí cần tuyển như sau.
- Nhân viên pha chế,
- Nhân viên thu ngân,
- Nhân viên phục vụ,
- Bảo vệ.
Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, khi tuyển nhân viên cho quán cà phê bạn cần lưu ý:
- Với một ngành dịch vụ như quán cafe thì việc lựa chọn ngoại hình là yếu tố khá quá trọng. Nếu nhân viên ăn nói khéo léo, ngoại hình ưa nhìn, có kinh nghiệm, tác phong nhanh nhẹn thì chắc chắn khách sẽ cảm thấy thoải mái.
- Để tuyển được nhân viên dễ dàng, bạn nên viết thông báo tuyển dụng rõ ràng về mức lương, ca làm. Có các yêu cầu cụ thể để tìm đúng ứng viên tiềm năng. Bạn đỡ mất thời gian phỏng vấn nhiều lần.
- Một chú ý quan trọng, bạn cần tránh tuyển nhân sự ồ ạc. Việc tăng nhân sự cần dựa trên thực tế lượng khách đến quán cafe của bạn.
KẾT LUẬN:
Trên đây là hướng dẫn của Phadin Coffee về 6 cách đánh bọt sữa mịn màng chỉ trong 1 phút. Hy vọng qua bài này bạn có thể “dắt túi” vài bí kíp đánh bọt sữa thật tài tình, để tạo nên những ly cafe thơm ngon và thoả mãn niềm đam mê.
Nguồn: bonjourcoffee,phadincoffee…
xem thêm : Kinh Nghiệm Kinh Doanh Máy Tính ,Laptop,Linh Kiện Máy Tính Thành Công
Kiến Thức Kinh Doanh
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh quán cafe
kinh doanh quán cafe cần những gì
kinh doanh quán cafe nhỏ
kinh doanh quán cafe kết hợp
kinh doanh quán cafe có lãi không
kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán cafe cần giấy tờ gì
kinh doanh quán cafe hiệu quả
kinh doanh quán cafe bida
kinh doanh quán cafe cóc
kinh doanh quán cafe
kinh doanh quán cafe nhỏ
kinh doanh quán cafe kết hợp
kinh doanh quán cafe có lãi không
kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán cafe cần những gì
kinh doanh quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn
kinh doanh quán cafe cần giấy tờ gì
kinh doanh quán cafe hiệu quả
kinh doanh quán cafe bida
kinh doanh quán cafe vốn 100 triệu
kinh doanh 1 quán cafe
cách kinh doanh 1 quán cafe
kinh doanh quán cafe với 100 triệu
lập kế hoạch kinh doanh quán cafe công nghệ 10
kinh doanh quán cafe với 50 triệu
kinh doanh quán cafe vốn 100 triệu
kinh doanh quán cafe với 100 triệu
lập kế hoạch kinh doanh quán cafe công nghệ 10
bí quyết kinh doanh quán cafe từ a đến z
kinh doanh 1 quán cafe
kinh doanh quán cafe cần những gì
kinh doanh quán cafe cần giấy tờ gì
kinh doanh quán cafe internet
chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe
lập phương án kinh doanh quán cafe