Đời sống, kinh tế ngày càng phát triển khiến nhu cầu làm đẹp của con người cũng ngày một tăng cao. Do đó, Kinh Doanh Spa- Kinh Nghiệm Mở Spa hiện nay đang được xem là một ngành rất Hot và có nhiều tiềm năng để phát triển. Vậy, mở spa cần những gì? Kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn?
10 bước kinh doanh spa nhỏ cho người mới bắt đầu
Mở spa mini tại nhà đang là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận cả trăm triệu trên tháng. Rất nhiều người yêu thích làm đẹp đã đầu tư mở spa mini nhưng thường thua lỗ ngay trong tháng đầu tiên do thiếu kinh nghiệm. Do vậy, hôm nay KiotViet sẽ chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh spa nhỏ cho các bạn muốn khởi nghiệp từ nghề này.
10 bước kinh doanh spa nhỏ cho người mới bắt đầu
1. Đầu tư học một khóa spa chuyên nghiệp
Có thể nói, đây là một bước vô cùng quan trọng bởi nó sẽ cho bạn sự trải nghiệm và nắm rõ được các kiến thức liên quan đến làm đẹp. Từ đó có cơ sở để lên kế hoạch cho tương lai cần làm gì và cần những gì để mở spa mini. Bạn cũng sẽ có sự định hướng cũng như vạch ra các bước phát triển giúp cửa hàng spa hoạt động trơn tru và đem lại nhiều lợi nhuận.
2. Dự trù vốn ban đầu trước khi mở spa mini
Tùy thuộc vào quy mô mà bạn lựa chọn thì số vốn ban đầu là khác nhau. Bạn cần chuẩn bị đủ tiền để mua trang thiết bị, máy móc, vật dụng chăm sóc sắc đẹp, phí thuê mặt bằng,… Nếu bạn muốn mở một tiệm spa nhỏ quy mô hộ gia đình thì tháng đầu có thể chỉ cần thuê thêm một đến hai nhân viên để tiết kiệm chi phí. Còn sau này khi đã có thu nhập ổn định thì hãy thuê thêm nhiều người.
3. Chọn địa điểm mở Spa mini
Nếu bạn có một căn nhà đủ rộng thì bạn hãy mở ngay tiệm spa tại đây mà không cần mất thêm chi phí hay công sức để đi thuê mặt bằng. Còn nếu bạn quyết định đi thuê để kinh doanh thì nên chọn những địa điểm gần cửa hàng thời trang nữ, khu dân cư đông đúc, phòng tập gym, khu văn phòng công sở,..
4. Đầu tư thiết bị máy móc và mỹ phẩm chuyên dụng
Đầu tư thiết bị máy móc và mỹ phẩm spa chuyên dụng
Để kinh doanh spa nhỏ hiệu quả bạn cần mua sắm các trang thiết bị phù hợp với quy mô cửa hàng. Thông thường một tiệm spa bình dân thì chỉ cần 3-5 giường cho khách, máy xông hơi, máy xông tinh dầu, máy thải độc chì, thiết bị massage, các dưỡng phẩm chăm sóc da mặt, mỹ phẩm spa,…
Bạn nên chọn dưỡng phẩm chăm sóc da tại những công ty uy tín nhất trên thị trường có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo các spa đã đi trước để tìm một nguồn hàng chất lượng nhất.
5. Thiết kế logo đặc trưng cho cửa hàng
Mặc dù là kinh doanh spa nhỏ nhưng bạn nên có nhãn hiệu, có logo riêng để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như là cách để họ nhận diện ra cửa hàng mình. Nên đặt những tên thân thiện, dễ nhớ nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa, hoặc có thể đặt cửa hàng spa theo tên cá nhân của mình.
6. Trang trí không gian quán spa nhỏ chuyên nghiệp và bắt mắt
Trang trí không gian quán spa nhỏ chuyên nghiệp và bắt mắt
Bởi quy mô cửa hàng spa nhỏ nên việc bố trí nội thất sao cho không gian trở nên rộng rãi là điều cần thiết. Không gian sẽ trở nên thoáng và rộng hơn nếu bạn trang trí trên tường những tấm gương lớn và sắp xếp giường hay trang thiết bị một cách khoa học, hạn chế để chồng chéo lên nhau.
Với căn phòng thì bạn cần trang trí những tấm rèm mỏng màu trắng hoặc màu kem. Ngoài ra bạn nên lưu ý phối các gam màu với nhau sao cho phù hợp. Bạn có thể kết hợp màu kem cho phong cách nhẹ nhàng với màu nâu cho không gian thêm ấm cúng, gần gũi.
Bên cạnh đó, bạn hãy chú tâm đến lựa chọn mùi hương cho căn phòng. Đây sẽ là tiêu chí được chú trọng nhất trong thiết kế spa. Một mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ sẽ giúp tinh thần khách hàng được thanh thản, thư giãn nhất.
7. Tuyển nhân viên đủ tiêu chuẩn
Tuyển nhân viên đủ tiêu chuẩn
Nhân viên spa đòi hỏi phải có kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Sở hữu ngoại hình ưa nhìn, có khả năng giao tiếp tốt, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử lịch sự để làm hài lòng khách hàng. Nắm vững kiến thức về mảng sức khỏe và làm đẹp để có thể giải quyết các thắc mắc của khách hàng.
Bên cạnh đó, nhân viên spa phải có ý thức tốt và làm việc hiệu quả, có trách nhiệm, biết nhận lỗi và ham học hỏi khi làm việc. Do đó, khi tuyển nhân viên spa, các bạn cũng cần xem xét liệu nhân viên có quyết tâm trong nghề không?, có gắn bó và sẵn sàng xây dựng spa không?
8. Quản lý kinh doanh spa nhỏ
Đặc điểm của kinh doanh spa nhỏ là sản phẩm của bạn chính là dịch vụ. Vì vậy việc quản lý sẽ khác nhiều so với những những sản phẩm là hàng hóa thông thường. Thường thì 70 – 80% spa hiện nay là spa – phục vụ trong một vài giờ đồng hồ, hoặc lâu hơn tùy theo gói dịch vụ mà khách hàng lựa chọn. Để chăm sóc cho khách hàng được diễn ra thuận lợi, chủ cửa hàng cần tính toán số tiền họ phải bỏ ra theo giờ. Bạn cũng nên đặt ra nhiều gói dịch vụ khách nhau từ bình dân đến cao cấp để tiện quản lý.
Bên cạnh đó, bạn nên có quy trình quản lý kho nguyên liệu, dưỡng phẩm chăm sóc kỹ càng. Sau mỗi ngày bạn cần tính toán lại lượng hao hụt khi sử dụng trong quá trình chăm sóc khách hàng để từ đó có kế hoạch cân đối định lượng và giảm thất thoát.
Quản lý tốt sẽ đảm bảo các dịch vụ chăm sóc được thực hiện đúng quy trình và nâng cao năng suất hoạt động của cửa hàng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý spa để hỗ trợ tốt nhất việc kiểm soát quá trình bán hàng của mình.
9. Marketing quảng bá thương hiệu
Trong giai đoạn đầu bạn có thể nhờ bạn bè, người thân giới thiệu khách hàng cho mình. Bạn cũng thể tham gia các buổi họp hội phụ nữ trong khu dân cư để pr cho tiệm spa của mình. Bạn cũng có thể in và phát những mẫu tờ rơi tại các khu phố hay chung cư để giới thiệu đến nhiều người hơn.
Lâu dần, bạn sẽ có một lượng khách hàng quen thuộc và ổn định và họ cũng chính là đầu mối để giới thiệu nhiều khách hàng mới hơn.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp quảng cáo thương hiệu trên Facebook, Instagram,… Nếu có điều kiện thì nên thiết kế riêng cho spa một website để đăng tin tức và quảng cáo.
10. Đăng ký chứng chỉ hành nghề spa
Cho dù kinh doanh spa nhỏ nhưng bạn cũng phải đăng ký chứng chỉ hành nghề. Bạn có thể qua làm thủ tục tại các phòng đăng ký kinh doanh của nhà nhà nước. Đây là một trong những quy định chung của pháp luật khi muốn mở tiệm spa. Bạn có thể liên hệ với các công ty luật để họ tư vấn cụ thể hơn.
11 Kinh nghiệm kinh doanh Spa đúc kết từ Xương Máu
1. Cần tìm hiểu về ngành và thị trường kinh doanh Spa
Đừng bao giờ kinh doanh những gì bạn không am hiểu, bởi vì nếu không am hiểu về nó bạn sẽ không thể quản lý được công việc, chi phí, nhân sự… dẫn đến thất bại không đáng có. Chính vì thế, để thành công trong lĩnh vực kinh doanh Spa trước hết bạn phải là người am hiểu về nó trước..
Nếu bạn không xuất phát từ một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp thì bạn có thể đi học thêm những khoá đào tạo Spa để nắm vững quy trình làm việc, các máy móc, các kỹ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu để ít nhất bạn phải vận hành được một tiệm Spa.
Ngoài ra nếu là một nhà đầu tư về vốn thì bạn cần phải tìm 1 đối tác tin cậy am hiểu hoặc đang làm trong ngành Spa để cùng khởi sự kinh doanh, lúc này bạn mới có thể vững vàng trong mọi việc phát sinh.
Ngoài việc nắm vững về kiến thức ngành thì kiến thức về thị trường, khách hàng, thực trạng cung cầu bạn cũng cần khảo sát, tìm hiểu kỹ lưỡng. Việc khảo sát nhu cầu thị trường, cung cấp dịch vụ phù hợp sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro khi bắt đầu kinh doanh như:
- Kinh doanh ở vị trí không có khách hàng tiềm năng
- Dịch vụ mà bạn cung cấp không phù hợp với mong muốn của khách hàng
- Giá của dịch vụ quá cao so với khả năng chi của khách hàng trong khu vực
- ….
2. Lên ý tưởng kinh doanh, Concept thiết kế
Spa là nghề làm đẹp nhưng bạn có thể lựa chọn tệp khách hàng mà mình muốn phục vụ để khoanh vùng khách hàng tốt hơn. Ví dụụ: có những tiệm Spa chi làm cho khách nước ngoài, có những tiệm Spa chỉ làm cho khách giới nhà giàu, có tiệm Spa lại làm khách bình dân, hoặc có khi chỉ làm riêng cho bà bầu.
Đây chính là việc lựa chọn khách hàng. Chỉ khi bạn lựa chọn được phân khúc khách hàng cho riêng mình thì bạn mới có thể tạo ra một ý tưởng để phục vụ tốt cho đối tượng đó.
Để lên được một ý tưởng kinh doanh spa tốt bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:
- Khách hàng của bạn là ai, người việt hay người nước ngoài, nam hay nữ, tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu, làm công nhân, văn phòng hay kinh doanh, sống ở khu vực này hay khu vực khác…
- Các khách hàng đó sẽ thích một Spa màu gì
- Các khách hàng đó sẽ thích Spa trang trí ra sao
- Liệu họ có thích Spa mang phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay bình dân
- ….
Từ đây bạn sẽ khám phá ra khá nhiều điều hay khi nghiên cứu đến khách hàng và đột nhiên bạn đã lên được ý tưởng Spa tuyệt vời. Và cũng từ đây bạn cũng sẽ lên được màu sắc chủ đạo, những mẫu thiết kế phòng Spa đẹp mắt, bảng biển hoặc một mẫu Logo Spa ấn tượng.
3. Dự trù vốn để triển khai kinh doanh Spa
Spa là một ngành cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật nên bạn bắt buộc phải có vốn. Tùy vào mức độ đầu tư mà quy mô của Spa cũng sẽ khác nhau. Nếu muốn quy mô lớn, chuyên nghiệp ngay từ đầu bạn sẽ cần bỏ ra một khoản khá lớn, còn nếu chỉ có mức vốn hạn chế bạn cũng có thể làm và bồi đắp dần.
Một số khoản bạn cần chuẩn bị dự trù:
Các khoản chi phí | Chi phí dự trù |
Chi phí đăng ký kinh doanhCá thểCông ty | 2.000.0005.000.000 |
Chi phí thuê mặt bằng 6 tháng | 48.000.000 |
Chi phí trang trí sang sửa tiệm, nội thất, điều hòa | 30.000.000 |
Chi phí biển bảng, Logo | 6.000.000 |
Chi phí máy móc, giường, khăn… | 30.000.000 |
Chi phí đồng phục | 3.000.000 |
Chi phí nhân viên | 7.000.000 / người |
Chi phí mỹ phẩm, tủ đựng 1 set | 25.000.000 |
Chi phí quảng cáo | 3.000.000 / tháng |
Các chi phí nhỏ khác | 5.000.000 |
Tổng chi phí | 120 – 150 triệu |
4. Thuê địa điểm và đăng ký kinh doanh
Nếu khả năng tài chính eo hẹp thì bạn có thể làm kinh doanh tại nhà nếu điều kiện cho phép để giảm chi phí. Mo hình Spa tại nhà rất phù hợp với các khu chung cư, các khu phố đông đúc. Khách hàng sẽ không hề ngại đến tại nhà bạn để làm Spa đâu nhé.
Còn nếu mong muốn thuê mặt bằng thì bạn nên chọn khu phố có chợ, có các khu văn phòng, gần tiệm cắt tóc, gần các quán thời trang… Vì đa số khách hàng là nữ nên bạn phải chọn nơi có nhiều nữ qua lại mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Sau khi đã có địa điểm bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ Spa, đây là việc bắt buộc để tiệm Spa hoạt động đúng pháp luật. Chi tiết về cách thức đăng ký các bạn có thể tham khảo bài viết: Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để kinh doanh Spa
5. Đặt tên Spa và thiết kế Logo bảng biểu
Công việc đặt tên luôn là phần đau đầu nhất khi chuẩn bị mở tiệm Spa. Nếu chưa có ý tưởng tên Spa ngay từ đầu thì khả năng bạn sẽ khó để chọn được 1 cái tên ưng ý. Tên Spa sẽ là một thương hiệu đi cùng bạn suốt những năm tháng kinh doanh. Vì vậy, bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian để nghiên cứu một cái tên sao cho phù hợp nhất với Spa của mình nhé!
Trong bài này, mình sẽ không đề cập đến cách tìm tên và Slogan Spa nữa vì tất cả mình đã tổng hợp ở bài viết: 99+ Slogan Spa | Tên Spa Hay – Đẹp – Ý Nghĩa nhất 2020 này hết rồi. Bạn quan tâm thì hãy Click vào để tham khảo nhé!
Sau khi có tên Spa và Slogan rồi thì bạn tìm đơn vị thiết kế Logo và bảng biểu để chuẩn bị tiến hành lên biển thôi!
6. Thiết kế không gian trang trí nội thất
Để có được một không gian Spa hoàn hảo nhất thì ngay từ bước lên ý tưởng bạn đã phải định hình phong cách rồi, đối với các tiệm kinh doanh Spa tại nhà hay Spa mini thì chắc không cần nhiều. Nhưng đối với 1 Spa quy mô, đầu tư bài bản thì phải rõ ràng phong cách thiết kế.
Để làm gì! để phục vụ khách hàng 1 cách tốt nhất. Khi hình thành ý tưởng mở tiệm Spa các bạn đã xác định được khách hàng rồi, thì đến khi thiết kế các bạn vẫn cứ theo ý tưởng ban đầu thực hiện.
Công việc của bạn là tìm một đơn vị thiết kế nội thất và đưa cho họ ý tưởng về phong cách, họ sẽ cho ra những thiết kế phù hợp: Phong cách cổ điển (Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ…) hay phong cách hiện đại…
7. May quần áo đồng phục cho nhân viên
Một trong những kinh nghiệm để kinh doanh Spa nữa mà mình muốn chia sẻ đến các bạn đó là việc lựa chọn đồng phục cho nhân viên. Bởi vì, quần áo đồng phục chính là một cách đồng bộ hóa và quảng bá thương hiệu hiệu quả mà lại cực kì tiết kiệm.
Đồng phục Spa cũng sẽ được thiết kế theo đúng phong cách của tiệm Spa để đảm bảo sự đồng nhất về hình ảnh thương hiệu. Mình có 1 vài mẫu thiết kế đồng phục để bạn tham khảo thêm
8. Trang bị máy móc và mỹ phẩm
Nếu bạn là một kỹ thuật viên Spa chuyên nghiệp thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với các loại máy móc và mỹ phẩm dùng cho 1 tiệm Spa rồi, còn nếu là một người chưa am hiểu nhiều thì tốt nhất nên tìm kiếm 1 người bạn, 1 người thợ Spa lành nghề để tư vấn về các loại máy: Xông hơi, Xông tinh dầu, máy thải độc chỉ, các dụng cụ Massage, giường Spa và một tá các phụ kiện linh tinh khác
Nhớ nhé, nếu thực sự chưa biết nhiều thì nên tìm 1 người am hiểu để nhờ họ tư vấn và có thể họ sẽ chỉ cho bạn nguồn nhập máy móc, phụ kiện và mỹ phẩm chất lượng.
Lưu ý quan trọng: Dù đầu tư ít hay nhiều thì các máy móc và mỹ phẩm bạn nên mua đồ tốt, chất lượng để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất (Máy móc nếu ko đủ vốn có thể tìm những loại máy đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt là được).
Danh sách các thiết bị cho tiệm Spa mình đã có liệt kê chi tiết ở một bài viết khác, nếu cần bạn có thể tham khảo
9. Tuyển nhân viên
Đới với một kỹ thuật viên lành nghề ra mở Spa, nếu thiếu nguồn vốn thì ý tưởng tìm 1-2 cô bé về học nghề và phụ việc là giải pháp không tệ đâu. Còn nếu làm quy mô bạn có thể lựa chọn những người quen biết, đồng nghiệp cũ hoặc tìm những nguồn nhân lực trên mạng xã hội
Quan trọng nhất là khâu kiểm tra trình độ, nếu bạn không phải là người làm chính thì bắt buộc phải có 1 người thợ chính để trực tiếp làm cũng như giám sát, đào tạo nhân viên theo đúng chất lượng.
10. Marketing quảng bá thương hiệu
Sau khi tiệm Spa đã đi vào hoạt động thì một công việc không thể thiếu chính là quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến. Với đối tượng khách hàng là nữ, tuổi từ 25 – 45 tuổi (Độ tuổi làm đẹp nhiều nhất) thì các phương pháp quảng cáo như: Quảng cáo Facebook, instagram, Tiktok … đều có thể áp dụng
Còn đối với tiệm Spa nhỏ làm ở trong khu vực thì hãy giới thiệu đến bạn bè, hàng xóm, phát tờ rơi quanh khu vực tiệm Spa. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chạy quảng cáo Facebook và quảng cáo Google Maps để khách hàng quanh khu vực biết đến.
Ví dụ 1: Bạn ở khu vực tỉnh, bạn có thể chạy quảng cáo Facebook trong vòng bán kính 5km từ tiệm Spa của bạn, quảng cáo dịch vụ đến những đối tượng là nữ tuổi từ 25 đến 50 tuổi có sở thích làm đẹp, mua sắm…
Quảng cáo này sẽ cho phép dịch vụ của bạn hiển thị với những đối tượng ở quanh khu vực của bạn với những tiêu chí mình vừa đề cập tới (Rất hay phải không nào)
Ví dụ 2: Bạn đăng ký Google Map cho tiệm Spa của bạn trên Google, với những người ở gần khu vực địa chỉ của bạn khi họ tìm kiếm từ khoá “Spa tại Hải Dương” thì tên Spa của bạn sẽ hiển thị trên Google để khách hàng có thể truy cập và đến với bạn (Cũng rất hay đúng không)
11. Vận hành và quản lý
Để hệ thống làm việc trơn tru, mang hiệu quả cao nhất trong kinh doanh thì bắt buộc bạn phải có những kiến thức về quản trị thời gian, con người, tài chính…
Những việc quản lý tưởng chừng vô bổ nhưng qua những số liệu bạn sẽ thấy rằng Spa của mình hoặt động thế nào, điểm mạnh yếu ra sao để từ đó khai thác điểm mạnh, khác phục điểm yếu.
Ví dụ: 1 tháng doanh thu cả tiệm là 200 triệu, trên tổng số đó thì dịch vụ nặn mụn chiến 10%, dịch vụ masage toàn thân chiếm 40%, dịch vụ làm đẹp da mặt chiếm 50%. Tuy nhiên, lãi suất ở dịch vụ Massage toàn thân lại lãi cao hơn dịch vụ làm đẹp, qua con số đó bạn thấy rằng có thể tập trung hơn vào dịch vụ Massage để tăng hiệu quả kinh doanh
Có rất nhiều câu chuyện làm giàu từ kinh doanh Spa của các tên tuổi lớn như Spa Thuỳ Dung, Thẩm mỹ viện Xuân Hương… đều là những doanh nhân trong ngành Spa. Và một công thức chung các Spa thành công đang áp dụng dưới dây sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ cũng như dễ dàng.
Một số mô hình kinh doanh Spa nổi tiếng nên tham khảo
Trong ngành Spa hiện nay có 4 mô hình kinh doanh mà các bạn cần tham khảo để nắm bắt thông tin chính xác trước khi bước chân vào ngành.
1.1. Day Spa
Đây là mô hình Spa về chăm sóc, thư giãn thân thể như: Xông hơi, Massage sauna, bể sục, chăm sóc Body. Day Spa thường phục vụ cho những khách hàng bạn rộn, ít có thời gain chăm sóc cơ thể, thư giãn nên đối tượng khách hàng khá phổ thông, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thu nhập. Thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng thường là từ 1 đến 2 tiếng.
Về chỉ tiết mô hình, tiêu chuẩn thiết kế cũng như không gian của Day Spa bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kinh doanh mô hình Day Spa
1.2. Clinic Spa
Là mô hình Spa chuyên cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp toàn diện, dịch vụ thẩm mỹ công nghệ cao giúp khắc phục những khuyết điểm của khách hàng. Một số viện thẩm mỹ cũng có thể được gọi là Clinic Spa, tuy nhiên hầu hết đều không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Để kinh doanh Clinic Spa bạn càn phải có lượng vốn đầu tư rất nhiều, từ vài tỷ đến vài chục tỷ để mua sắm máy móc tiên tiến, thuê mặt bằng rộng với các phòng chức năng khác nhau. Bạn có thể tưởng tượng quy mô như một bệnh viện nhỏ.
1.3. Beauty Spa
Là một mô hình kết hợp giữa Clinic Spa và Day Spa, khách hàng đến đây vừa có thể làm đẹp ở mức cơ bản và nâng cao: Giảm béo, điều trị mụn, chăm sóc da mặt, chăm sóc da toàn thân, massage…(Không có phẫu thuật xâm lấn như Clinic Spa) và vừa có thể thư giãn trong không gian yên bình cùng tiếng nhạc du dương, hương thơm tinh dầu..
Nếu như các bạn thấy ở các Spa thông thường thì cũng chưa hoàn toàn thuộc một mô hình nào, mà chỉ là một nửa của Beauty Spa mà thôi và thường được gọi tên là Spa hay mini Spa. Đầu tư vào một Mini Spa sẽ không quá tốn kém, tùy vào mức độ vốn mà có thể đầu tư từ 150 – 300 tr trở lên cho 1 Spa nhỏ.
1.4. Jim Jil Bang
Jim Ji Bang là mô hình Spa thư giãn xông hơi đá muối phục vụ tất cả các khách hàng không phân biệt ngành nghề, giới tính, độ tuổi. Jim JI Bang mang đến những trải nghiệm thư giãn tuyệt vời, giúp khách hàng xóa tan mệt mỏi trong cuộc sống. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều dịch vụ này nên thị trường còn rất tiềm năng, tuy nhiên chi phí đầu tư sẽ khá lớn và yêu cầu tối thiểu không gian khoảng 400 M2 cho các phòng chức năng.
KẾT LUẬN:
Trên đây là những chia sẻ rất chi tiết của Khánh Linh về ngành kinh doanh Spa để bạn hiểu rõ hơn trước khi bắt đầu. Khánh Linh rất hy vọng được chia sẻ cùng bạn nhiều thông tin hữu ích hơn.
Nguồn: kiotviet,dongphuckhanhlinh…
xem thêm : Kiếm Tiền Khủng Với Những Bí Quyết Kinh Doanh Đào Tết
Kiến Thức Kinh Doanh
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh spa
kinh doanh spa mùa dịch
kinh doanh spa cần những gì
kinh doanh spa như thế nào
kinh doanh spa thú cưng
kinh doanh spa hiệu quả
kinh doanh spa nhỏ
kinh doanh spa là gì
kinh doanh spa dưỡng sinh
kinh doanh spa mini
kinh doanh spa như thế nào
kinh doanh spa
kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn
kinh doanh spa cần những gì
kinh doanh spa cần điều kiện gì
kinh doanh spa thú cưng
kinh doanh spa hiệu quả
kinh doanh spa cần giấy phép gì
kinh doanh spa cần những giấy tờ gì
kinh doanh spa nhỏ
kinh doanh baby spa
kinh doanh thiết bị spa
kinh doanh spa mini cần bao nhiêu vốn
dự án kinh doanh spa
điều kiện kinh doanh spa
kinh doanh dịch vụ spa
kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn
kinh doanh spa cần những gì
kinh doanh spa có lãi không
kinh doanh spa có lời không
kinh doanh spa cần có điều kiện gì
kinh doanh spa có điều kiện gì
kinh doanh spa chó mèo
chiến lược kinh doanh spa hiệu quả
cách kinh doanh spa hiệu quả
có nên kinh doanh spa không
kinh doanh spa là gì
kinh doanh spa online
kinh doanh spa tại nhà
mở spa cần gì
mở spa cần bao nhiêu vốn
mở spa
mở spa ở quê
mở spa cần giấy phép gì
mở spam trên messenger
mở spam trong gmail
mở spa gội đầu
mở spa nhỏ cần những gì
mở spa thú cưng cần gì
chi phí mở spa 5 giường
mở 1 spa cần những gì
mở 1 spa
cách mở 1 spa
chi phí mở 1 spa nhỏ
chi phí mở 1 spa
vốn để mở 1 spa
mở 1 spa nhỏ
mở spa bao nhiêu tiền
mở spa bắt đầu từ đâu
mở spa cần bao nhiêu vốn
mở spa hết bao nhiêu tiền
mở spa tốn bao nhiêu tiền
mở spa cần bằng cấp gì
mở spa cần bằng gì
mở spa cho bà bầu
mở spa cho bé
mở spa giá bao nhiêu