Những tiệm làm tóc đã mang lại doanh thu rất cao trong những năm vừa qua. Thị trường vẫn ngày càng phát triển, làm cho mô hình kinh doanh mở tiệm làm tóc nhỏ trở thành một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể bắt đầu việc kinh doanh cho mình.
Trên thực tế, những ngành công nghiệp chủ yếu được tạo thành từ những doanh nghiệp nhỏ hơn là các đối thủ lớn trên toàn quốc.
Kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ thu về lợi nhuận cao
Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân một số kinh nghiệm hoặc ít nhất cũng phải tìm hiểu quy trình hay lên kế hoạch để bắt đầu thực hiện.
Tạo một kế hoạch kinh doanh
Bạn cần lên kế hoạch và biết rằng đối tượng khách hàng mà bạn sẽ phục vụ, cách bạn sẽ quản lý tài chính hàng ngày của mình và các hoạt động hàng ngày. Bản kế hoạch càng chi tiết, việc bắt tay khi thực hiện sẽ càng đơn giản và dễ dàng hơn. Chính vì vậy, điều đầu tiên trước khi khởi nghiệp là cần phải có kế hoạch hoàn chỉnh.
Mở tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn
Ước lượng mức vốn ban đầu để bạn có thể bắt đầu. Chi phí salon tóc có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước mô hình kinh doanh hay vị trí khi mở tiệm làm tóc nhỏ. Sau khi ổn định với mô hình và có lượng khách lớn, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mở thêm chi nhánh tại những địa điểm khác nhau.
Xác định khách hàng mục tiêu của bạn
Nhiều quyết định kinh doanh của bạn sẽ phụ thuộc vào loại khách hàng bạn dự định phục vụ. Nó không đủ để nói rằng bạn muốn có một tiệm làm tóc nói chung. Nghiên cứu thị trường trong khu vực của bạn và xem xét việc cung cấp dịch vụ cho một nhóm không được giám sát.
Ví dụ, khu vực của bạn có thể có nhiều lựa chọn cho khách hàng hợp thời trang hoặc cao cấp, nhưng không có nhiều lựa chọn hợp lý cho những người chỉ muốn dịch vụ tóc cơ bản tại một địa điểm thuận tiện. Vì vậy, bạn có khả năng có thể phát triển mạnh bằng cách bắt đầu một thẩm mỹ viện phục vụ các bà mẹ bận rộn.
Tìm một địa điểm
Nếu bạn muốn mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn có thể thuê mặt bằng giá rẻ tại những nơi gần đầu ngõ hoặc nơi chưa có những dịch vụ tương tự như bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đang nhắm tới những khách hàng giàu có, thì bạn nên lựa chọn những vị trí ở trong khu vực trung tâm thành phố hoặc khu mua sắm cao cấp. Nếu bạn có kế hoạch làm việc với các khách hàng trẻ tuổi, hãy tìm một khu phố có kết hợp với thời trang.
Dự trữ hàng tồn kho
Bạn cần nhiều hơn là một địa điểm để mở tiệm làm tóc nhỏ. Ít nhất, bạn sẽ cần ghế, dụng cụ làm tóc, khu giặt đồ và các sản phẩm tạo kiểu. Tuy nhiên, nhiều tiệm cũng dự trữ một số hàng tồn kho mà khách hàng có thể mua để chăm sóc tóc của họ ở nhà, các sản phẩm dưỡng tóc, tinh dầu, thuốc chống rụng tóc….Liên kết với các thương hiệu mà bạn yêu thích và điều đó sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.
Thuê nhân viên làm tóc
Nhiều tiệm cắt tóc có nhiều hơn một stylist để phục vụ nhiều khách hàng hơn. Các nhà tạo mẫu tóc không chỉ có tài năng để cung cấp các dịch vụ tóc mong muốn của khách hàng, mà họ còn phải thân thiện để có thể trò chuyện với khách hàng của bạn trong suốt quá trình mà họ trải nghiệm dịch vụ của tiệm.
Chiến lược marketing
Bạn có thể treo những băng zôn, khẩu hiệu hoặc các chương trình khuyến mãi nhân dịp khai trương để thu hút khách hàng đến với tiệm làm tóc của mình. Hãy thực hiện việc kinh doanh và tương tác với khách hàng trên cả những trang kinh doanh trực tuyến như Facebook, zalo, Instagram, …. Một số mẹo mở tiệm làm tóc nhỏ chính là bạn có thể làm những clip ngắn về việc thay đổi kiểu tóc của khách hàng, thêm edit hoặc livestream để tăng tương tác và sự uy tín hơn trên những trang mạng xã hội.
Mở tiệm làm tóc cần bao nhiêu tiền – Chi phí kinh doanh cho Salon mới
1. Tìm hiểu về định hướng mở salon của bản thân
Trước khi mở tiệm salon tóc, chủ tiệm cần đánh giá xem mô hình mình muốn xây dựng có quy mô lớn nhỏ như thế nào, vị trí salon ở đâu, đối tượng khách mình muốn nhắm tới ở phân khúc nào, những loại hình dịch vụ mình muốn đem lại là gì, mức giá tiệm mong muốn thu từ khách, giá trị và chất lượng của tiệm mang lại cho khách.
Mở tiệm làm tóc bạn cần lên danh sạch các dụng cụ để ước tính chi phí
Chủ tiệm salon nếu chỉ muốn thu hút các khách hàng trong khu vực, nếu muốn mang lại những dịch vụ căn bản với mức giá phải chăng thì không cần phải xây dựng một mô hình salon hoành tráng tốn kém ban đầu. Và ngược lại, nếu chủ tiệm có tay nghề cao muốn mở tiệm với quy mô lớn hơn, nhiều trang thiết bị và nhân viên phục vụ, đối tượng khách hàng chấp nhận mức giá cao hơn cho dịch vụ làm đẹp của tiệm thì nên nhắm tới việc đầu tư mạnh ngay từ đầu cho tiệm của mình.
Bạn nên dành thời gian để lên danh sách những thứ chuản bị kỹ lưỡng
Sau khi cân nhắc mở tiệm làm tóc cần mua gì, chủ tiệm sẽ bắt đầu việc định hình chi phí mở tiệm mới. Sau đây là những chi phí cần có: chi phí thuê mặt bằng, chi phí đầu tư trang thiết bị cho salon, chi phí trang trí, chi phí mua sản phẩm chăm sóc tóc, chi phí dành cho nhân viên.
2. Chi phí thuê mặt bằng làm tiệm
Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí hàng tháng nếu tự sở hữu diện tích làm tiệm mà không phải thuê mặt bằng. Trong trường hợp bạn phải thuê mặt bằng để mở salon tóc thì các yếu tố như địa điểm và diện tích sẽ quyết định giá thuê mặt bằng. Một cơ sở ở ngoại ô với diện tích vừa nhỏ thường có giá thuê từ 2-5 triệu. Khác với đó là một salon ở thành phố lớn, diện tích và vị trí thuận lợi để kinh doanh sẽ có giá từ 10-20 triệu hoặc hơn ở những vị trí trung tâm.
Diện tích và vị trí quyết định giá thuê mặt bằng salon
Việc lựa chọn tính toán kĩ vị trí thuê cùng giá cả thuê mặt bằng sẽ có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của tiệm vì vậy chủ tiệm cần lưu ý để đưa ra những quyết định hợp lý ngay thời điểm ban đầu.
3. Chi phí đầu tư trang thiết bị cho salon
Để đảm bảo đầy đủ các công cụ cần thiết cho tiệm làm đẹp của mình, chủ salon cần xác định những loại trang thiết bị cần thiết dựa trên từng mô hình và quy mô của tiệm và đồng thời đảm bảo được chất lượng của các thiết bị. Một số trang bị cần thiết cho salon của bạn có thể kể đến như ghế cắt tóc, gương lớn, giá để đồ, giường gội, máy uốn, máy sấy tóc, ghế cho khách chờ, kéo cắt tóc, áo choàng cắt tóc,… Chi phí trung bình cho đầu tư trang thiết bị ở salon vừa và nhỏ là từ 25-30 triệu. Đối với salon lớn hơn, chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu dự tính cũng sẽ nhiều hơn.
Đầu tư trang thiết bị cho salon ở thời điểm ban đầu là khoản đầu tư quan trọng.
4. Chi phí trang trí salon
Trang trí salon cũng là một khoản chi cần có ban đầu để xây dựng hình ảnh của tiệm với khách hàng. Bất kể dù là tiệm lớn hay tiệm nhỏ, việc tạo một không gian dễ chịu đẹp mắt cũng chính là một trong những yếu tố thu hút khách hàng.
Trang trí salon phù hợp sẽ tạo thiện cảm với khách hàng.
Đối với tiệm nhỏ, chủ tiệm chỉ cần bày trí gọn gàng, đơn giản là đã tạo điểm nhấn trong mắt khách hàng ; vì thế chi phí trang trí cũng không cần quá cao. Đối với các salon tóc lớn chuyên nghiệp thì việc trang trí để salon trở nên sang trọng bắt mắt làm tôn nên giá trị của tiệm và của khách hàng là một yêu cầu cần có. Do đó chi phí trang trí tiệm làm đẹp cũng cao hơn, thường tiêu tốn từ vài triệu đến vài chục triệu.
5. Chi phí cho các sản phẩm chăm sóc tóc
Ngoài các chi phí tiệm cắt tóc nam – nữ, một cơ sở làm đẹp chắc chắn cần phải đầu tư cho các sản phẩm chăm sóc tóc của mình. Các sản phẩm cần được trang bị là dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, kem sữa rửa mặt,… Tùy theo chất lượng và dòng sản phẩm hay thương hiệu sản phẩm mà bạn muốn dùng mà bạn có thể ước tính chi phí dành cho mảng này. Trung bình khoảng thời gian mới mở salon, của tiệm của bạn có thể sẽ tốn từ 5-6 triệu cho chi phí sản phẩm này nhé.
Cần tìm hiểm các dòng sản phẩm mà salon muốn sử dụng cho khách hàng
6. Chi phí dành cho nhân viên làm tóc
Tùy thuộc vào quy mô của tiệm, bạn nên xác định sẽ thuê bao nhiêu thợ làm tóc. Chi phí nhân sự chiếm rất nhiều trong các khoản chi hàng tháng của tiệm. Thường đối với tiệm nhỏ bạn chỉ cần thuê từ 1-2 thợ phụ. Lương căn bản thợ phụ từ 3-4.5 triệu/ tháng. Thợ chính lành nghề thường được trả 7-10 triệu đồng/ tháng. Đối với mô hình tiệm lớn hơn thì bạn nên xem xét sốlượng nhân viện sao cho phù hợp và không quên xem xét tay nghề của nhân viên nhé.
Chi phí cho nhân viên là một khoản chi lớn hàng tháng
Nhìn chung để mở một tiệm salon tóc ở quy mô vừa và nhỏ, bạn cần chuẩn bị từ 50-60 triệu đồng cho các chi phí trên. Đối với các mô hình salon có quy mô lớn hơn, bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng nguồn vốn bạn đầu có thể sẽ lên tới hơn 100 triệu đồng.
Làm tốt điều này thì mở salon tóc luôn đông khách.
1. Phân chia không gian:
Một tiệm salon tóc thường được chia ra làm 4 không gian chính: khu vực tiếp tân, khu vực cắt tóc, nơi mát xa-gội đầu và khu vực lưu trữ.
Không gian tiếp tân: khu vực này thường nằm ở bên ngoài quán và là nơi dễ gây ấn tượng nhất với khách hàng khi vừa bước vào cửa nên bạn cần chú trọng thiết kế thật đẹp, bắt mắt và tạo thiện cảm cho khách hàng.
Không gian cắt tóc, mát xa-gội đầu: là không gian chính của cả tiệm vì thế nó khá là bận rộn. Tuy nhiên bạn cần thiết kế nơi đây thật sạch sẽ, gọn gàng và cần chú trọng đến phong cách để làm nổi bật được không gian, thương hiệu, nét đặc trưng của tiệm. Phong cách hiện đại hoặc cổ điển thường được ứng dụng vào để trang trí.
Không gian lưu trữ: nơi đây dùng để lưu trữ đồ đạc hay mỹ phẩm của cửa tiệm. Khu vực này khá tối giản không đòi hỏi cầu kỳ mà cần được tận dụng và tối ưu hóa mọi ngóc ngách. Đồ đạc cần được bài trí ở những nơi dễ nhìn, dễ lấy và tránh tình trạng để ở nơi ẩm thấp sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2. Lựa chọn phong cách:
Chúng sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc thiết kế nội thất ở tiệm hoặc đồ đạc đi kèm và đặc biệt là để lại ấn tượng với khách hàng. Tiệm sẽ được thiết kế hướng đến đúng đối tượng phục vụ, tuy nhiên hiện nay đa phần các quán đều mở rộng độ tuổi phục vụ cho mọi người vì nhu cầu làm đẹp đang ngày tăng cao. Và như đã nhắc đến ở trên có 2 phong cách chính mọi người có thể hướng tới:
Phong cách hiện đại:
- Tổng thể tiệm nên chọn các màu tones nhẹ nhàng hoặc có thể phá cách hơn bằng các tông màu sặc sỡ: hồng, cam, xanh neon,…
- Đồ đạc, bàn ghế, vách tường,…đều nên chọn thiết kế góc cạnh vuông vức, đơn giản, không rườm rà, cách điệu nhiều. Xu hướng này được mọi người ưa chuộng vì phù hợp với nhiều đối tượng mà chi phí đầu tư trang trí cũng ít hơn nhiều so với phong cách cổ điển.
Phong cách cổ điển, tân cổ điển:
- Các tiệm salon có thể tùy chọn phong cách theo những năm ở thế kỷ 19, 20. Khi chọn phong cách này chúng ta nên đề cao các họa tiết, đường nét cách điệu, màu sắc trầm ổn mang cá tính riêng của từng thời.
- Ngoài ra chúng còn rất ưa chuộng chất liệu da, nỉ, gỗ, trần vách tường, bàn ghế được thiết kế cầu kỳ, bắt mắt. Các gam màu tối rất thích hợp để sử dụng tạo được nét sang trọng, quý phái.
- Phong cách này được mọi người ưa chuộng vì mới lạ, thu hút các bạn trẻ đến đây và có thể cho ra hàng trăm tấm selfie độc lạ, những người lớn tuổi hơn sẽ thích sự nhẹ nhàng, ấm áp của không gian nơi đây. Tuy nhiên giá thành để thiết kế salon theo hướng này khá cao nên bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Nguồn: pos365,easysalon,muaban…
xem thêm : Kinh Nghiệm Mở Shop Hoa Hút Khách Nhất 2022 Vốn Nhỏ Lãi Cao
Kiến Thức Kinh Doanh
Tổng Hợp Và Chỉnh Sửa
Từ Khóa Liên Quan :
mở tiệm cắt tóc ở nhật
mở tiệm cắt tóc nam
mở tiệm làm tóc nhỏ
kinh nghiệm mở tiệm làm tóc
salon tóc
salon tóc near me
salon tóc 36
salon tóc quận 10 3/2
salon tóc quận 10 3/2
salon tóc chika
salon tóc cho bé gái
salon tóc color pro
salon tóc cô bắc
tiệm cắt tóc nam
tiệm cắt tóc mở cửa
tiệm cắt tóc đẹp
tiệm cắt tóc nữ đẹp