Chăn nuôi gà thả vườn rất phổ biến từ những vùng nông thôn điều kiện chăn nuôi chưa phát triển tới những vùng chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi gà thịt thả vườn theo hướng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, có một số vùng chăn nuôi gà thả vườn đang là giải pháp thoát nghèo và làm giàu.
Để thành công trong nuôi gà đòi hỏi phải chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, chăm sóc đúng kỹ thuật, bảo đảm chất lượng con giống tốt, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thực hiện tốt vệ sinh và kiểm soát thú y.
Nuôi gà thả vườn là mô hình chăn nuôi gia cầm phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay. Giá gà ta hôm nay cũng đang ở mức cao xét về nhu cầu tiêu thụ và mặt bằng giá các loại gà được sử dụng phổ biến. Nhưng muốn thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhất định về kỹ thuật nuôi. Bài viết dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn đạt hiệu quả cao.
Chuẩn bị chuồng nuôi gà thả vườn đúng khoa học
Chuồng nuôi là vấn đề cần được quan tâm đầu tiên với bất kỳ hình thức nuôi gà nào. Và với mô hình nuôi gà thả vườn cũng vậy, chuồng nuôi phải được chuẩn bị kỹ càng.
Mặc dù mô hình nuôi gà thả vườn đang được nhân rộng và phát triển mạnh. Thế nhưng, không phải hộ nuôi nào cũng nắm được cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn khoa học. Điều này có thể xuất phát từ việc chưa tìm hiểu kĩ về kỹ thuật nuôi cũng như vai trò của chuồng nuôi.
Trên thực tế, theo phân tích và đánh giá từ phía các chuyên gia thì chuồng nuôi góp phần quan trọng giúp đàn gà phát triển tốt nhất,. Khi chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng đạt chuẩn thì sẽ nâng cao sức đề kháng cho gà. Nhờ đó giúp cho sức khỏe của gà ổn định, ít bị dịch bệnh và tăng trưởng tốt.
Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn
Cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn phải phù hợp với mô hình chăn nuôi. Chuồng nuôi của mô hình chăn nuôi bán chăn thả khác với mô hình thả vườn hoàn toàn. Tuy nhiên, dù được gà ta được nuôi theo mô hình nào thì cũng phải luôn chú ý đến những điểm sau:
Hướng chuồng nuôi
Hướng chuồng nuôi nên chọn hướng Đông hoặc Đông Nam. Đây là hai hướng được các chuyên gia khuyến khích lựa chọn vì có thể đón ánh nắng mặt trời và tránh được những luồng gió không tốt cho sự phát triển của gà.
Nếu địa hình chuồng không cho phép chọn 2 hướng trên thì có thể chọn hướng chuồng chính là hướng Nam. Hướng này cũng hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu như: nắng nóng, gió mùa đông bắc…
Kích thước chuồng nuôi
Trong cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn thì kích thước chuồng cũng phải chú ý đặc biệt. Nếu chuồng quá hẹp, ẩm thấp cùng với mật độ gà quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gà.
Chuồng nuôi khi xây dựng phải được thiết kế nền đảm bảo vệ sinh. Hệ thống thoát nước cũng phải linh động, đảm bảo không để nước thừa, nước đọng ở trong chuồng. Quây chuồng có thể bằng lưới, tre hay nứa để tạo sự thoáng mát. Khi đến mùa đông thì cần phải che chắn kỹ lưỡng.
Xây dựng vườn thả
Vườn thả nuôi thường là những khoảng đất trống có sẵn. Khi thả gà ngoài vườn nên rào xung quanh bằng lưới để kiểm soát được số lượng nuôi. Trong khu vực thả cần san lấp kỹ lưỡng mặt bằng, không để nước mưa đọng lại.
Làm thêm các khu vực bãi tắm cát cho gà, đồng thời trồng cây tạo bóng mát.
Chuẩn bị thêm các dụng cụ cần thiết khác
Cách làm chuồng nuôi gà ta thả vườn ngoài việc thiết kế chuồng trại, vườn thả thì còn phải chuẩn bị thêm các dụng cụ cần thiết. Cụ thể:
– Máng ăn: Gà thả vườn cũng cần phải có máng ăn. Có thể tự chế nhưng phải đảm bảo được tính tiện lợi như dễ sử dụng và đảm bảo vệ sinh. Máng ăn phải phù hợp với độ tuổi của gà. Cần đặt máng ăn ở nơi khô ráo.
– Máng uống: Nên phân tách máng ăn và máng uống cho gà. Đặt gần với vị trí máng ăn nhưng không nên để quá gần, tránh cho thức ăn rơi vào máng.
– Chuẩn bị hệ thống sưởi, dụng cụ sát trùng…
Thức ăn cho gà là cám gia cầm và các loại rau có trong vườn
Trung bình thời gian phát triển của gà là 100 ngày, tuy nhiên phải chăm sóc, cho chúng ăn theo từng đợt tuổi, đồng thời phải dựa trên điều kiện thời tiết để giữ ấm cho chúng. Gà dễ nuôi nhưng cũng có cái khó là giống vật này rất nhạy cảm, nhạy cảm với thức ăn, thời tiết và cả thuốc phòng bệnh
Nuôi Gà thả vườn đòi hỏi người nuôi phải chịu khó, tỷ mỉ trong khâu chăm sóc, nên nếu ai chịu khó, biết tìm tòi tự tìm ra giải pháp nuôi thích ứng tùy theo điều kiện chăn nuôi của gia đình mình thì mới mang lại hiệu quả. Đã có một số hộ gia đình cũng đã tiến hành nuôi thử vài trăm con nhưng đều thất bại, chỉ mới qua một tháng đầu nuôi thử chúng đã lăn ra chết. Nguyên nhân bởi người chăn nuôi chưa tìm ra giải pháp thích ứng để chăm sóc chúng cho phù hợp.
Vấn đề nhiệt độ cho gà ta thả vườn
Thức ăn cho gà có 2 loại chính, thức ăn công nghiệp và thức ăn gia đình. Thức ăn công nghiệp là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp được các công ty sản xuất thép dây chuyền công nghiệp, thức ăn gia đình là loại thức ăn tận dụng từ địa phương và gia đình như cơm gạo lúa bắp. Khi nuôi, có thể trộn cả 2 loại thức ăn trên vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gà và giảm được chi phí thức ăn.
Khi trộn thức ăn cho gà có thể trộn theo tuần tuổi của gà như sau:
- Khi 1 tuần tuổi thì cho ăn cám gạo, cám bắp đậm đặc
- Từ 2 tuần đến 3 tuần tuổi trộn như trên nhưng thêm tấm gạo và thức ăn hỗn hợp
- Tuần 4 trộn gạo và lúa 1 ít cho gà làm quen
- Sau 1 tháng cho gà ra vườn, ban ngày cho ăn ít vì gà sẽ tự tìm thức ăn dinh dưỡng nào thiếu nó thiếu, buổi tối trộn thêm hỗn hợp đậm đặc cho gà ăn để bổ sung dinh dưỡng.
Khi gà còn nhỏ nhiệt độ cũng không kém phần quan trọng. Gà càng nhỏ nhiệt độ càng quan trọng, có thể hơi nóng chứ đừng để lạnh vì gà lạnh sẽ bị sệ cánh và dễ bị chết.
– Nếu bạn có điều kiện và ở địa phương có cót (tấm bằng tre đan) thì nên mua vài tấm cót về để úm gà con. Quay tròn lại, lót nền bằng trấu, bắt bóng đèn tròn sợi đốt, lấy bìa carton phủ trên chỉ cần 10 phút nhiệt độ sẽ đủ hoặc vượt ngưỡng (gà con 31 độ) sau đó thả gà vào. Nếu không có cót bạn có thể lấy bao bì, carton gỗ ván đều được nhưng phải che ở trên để giữ cho nhiệt độ không tỏa ra môi trường.
– Khi gà lớn hơn thì nhiệt độ giảm dần, gà lớn thêm một tuần tuổi thì giảm đi 1,5 độ
– Ban ngày khi trời nắng được khoảng vài tiếng thì cho gà ra vườn, tối phải lùa gà vào chuồng, đó là điều gần như bắt buộc
– Khi thời tiết thay đổi đột ngột nên làm một lò than nóng, bỏ quả bồ kết vào xông gà và xông chuồng.
Vấn đề vệ sinh chuồng trại cho gà
Vệ sinh chuồng trại nuôi gà là việc cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh cho gà, giúp nâng cao năng suất và kinh tế.
Khi nuôi gà gần như bắt buộc phải sử dụng vật liệu lót nền, thường thì dùng trấu để hạn chế thấp nhất nấm mốc, gây dịch bệnh cho gà thả vườn đặc biệt là gà con.
Trước khi lót nền phải rắc thuộc bột khống chế vi khuẩn, rải trấu xong rắc tiếp và trộn đều, cuối cùng rắc một it lên mặt và nên xung quanh chuồng (loại thuốc này có bán ở các hiệu thuốc thú y).
Khoảng 5-7 ngày nên thay lót nền một lần. Để lâu quá sẽ dễ gây nấm mốc sẽ gây bệnh cho gà.
Khi gà lớn đến thời điểm thả vườn, cần quét sân vườn sạch sẽ không để các vũng nước đọng ở trong vườn, gà uống sẽ bị bệnh đau bụng ỉa chảy.
Khi gà thả ra vườn thì cũng nên rắc trấu vào nền, làm như vậy chuồng sẽ không bị hôi tanh tránh ruồi muỗi, nhưng chỉ cần rắc một lớp thật mỏng, 3-4 ngày quét rọn xịt rửa một lần sạch sẽ.
Một điều cực kỳ quan trọng trong khâu vệ sinh mà nếu các bạn không chú ý thì những cố gắng trên sẽ thành công cốc, đó là vệ sinh thức ăn và nước uống cho gà.
Vấn đề dinh dưỡng cho gà
Dinh dưỡng là điều kiện quan trọng quyết định gà có lớn và phát triển đều hay không. Khi cho gà ăn nên mua bột ENZIM và bột BCOMLEC trộn vào thức ăn theo tỷ lệ quy định trên nhãn bao. Nếu không có ENZIM trộn thức ăn có thể mua loại ENZIM trộn vào nước uống.
Trong quá trình nuôi nên tìm thêm mối hoặc trùn cho gà ăn, 3 đến 5 ngày cho ăn một lần, có đủ chất tươi và chất tanh đầy đủ thì gà sẽ phát triển và lớn nhanh. Nên thường xuyên cho gà ăn thêm các chấy phụ gia đình như: rau, chuối, bèo….. Cây Trồng Vật Nuôi có nội dung chi tiết hơn về thức ăn cho gà thả vườn để bà có có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên, cần một thời gian chăn nuôi để bà con có thể rút ra những kinh nghiệm nuôi gà thả vườn hiệu quả và phù hợp với tình hình của mình tại địa phương.
Chọn giống gà ta khi thả vườn
Kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn nên chọn gà phù hợp với mục đích chăm nuôi: để lấy thịt hoặc lấy trứng. Khi xác định được mục đích thương phẩm thì việc lựa chọn giống gà để nuôi sẽ dễ dàng hơn.Gà ta nuôi lấy trứng có các loại: gà tàu vàng, gà tâm hoàng, gà ri… còn gà lấy thịt: gà Nòi, gà Đông Tảo, gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng,…
Khi chọn gà con giống để nuôi: Nên chọn con giống đồng đều. Chọn những con gà khỏe mạnh, chạy nhanh, chân mập bụng gọn, mỏ vàng đều. Không chọn những con giống cánh bị xê, mỏ vẹo và khô chân. Đối với việc chọn gà đẻ giống: Nên chọn những con gà có trọng lượng tương đối, khi 20 tuần tuổi đạt trọng lượng từ 1.5 -1.6 kg là tốt nhất. Gà khỏe mạnh thì mắt sẽ dáng, mỏ ngắn, mông tích to và đỏ tươi. Hậu môn rộng, màu hồng tươi và ẩm ướt.
Làm trang trại nuôi gà thả vườn cần bao nhiêu vốn
Nuôi gà thả vườn thông thường ở các nông thôn chủ trang trại sẽ cần từ 50 triệu đồng trở lên, tất nhiên càng nhiều vốn sẽ càng thuận lợi hơn, vốn ít sẽ phải cân đo đong đếm trong khả năng cho phép. Số tiền dùng để đầu tư xây dựng chuồng trại, khoanh lưới vườn để nuôi gà, mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và các chi phí khác (tiền điện, nước và các chi phí khác). Bạn phải thêm khoản dự trù hao phí chuồng trại và rủi ro dịch bệnh gây ra trong quá trình chăn nuôi.
Theo một số chủ trang trại, trung bình 1.000 con gà chi phí hết 3 – 4 triệu đồng. Trong khi đó, nhiều trang trại nuôi theo cách truyền thống sẽ hết khoảng 5 – 7 triệu đồng. Từ giảm chi phí thức ăn sẽ tăng tối đa lợi nhuận. Bình quân 1.000 con gà cho thu nhập không dưới 25 triệu đồng, trong khi nuôi gà không phải lao động nặng nhọc và đầu ra rất dồi dào.
Đây là triển vọng để nghề nuôi gà phát triển rất lớn, không chỉ nâng cao thu nhập so với đầu tư mà còn hướng tới làm giàu cho nhiều người. Tuy nhiên, để đi đến thành công thì nhiều hộ chăn nuôi luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất lợi về khí hậu, nguy cơ dịch bệnh luôn đe dọa… Để từ đó biết cách kiểm soát tốt dịch bệnh, giá cả, kể cả vốn đầu tư, xoay vòng.
Con giống
Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất con giống với giá cả rất đa dạng tùy theo chất lượng con giống cũng như lựa chọn giống phù hợp với tình hình chăn nuôi của trại.
Với gà ta lai mía tại thị trường Bắc Giang có giá khoảng 13.000đ/con, tiền con giống cho 1000 gà là 13.000.000đ.
Thức ăn
Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp được chia như sau:
– Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 10 bao 25kg.
– Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ) 30 bao 25kg.
– Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 120 bao 25kg.
– Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thường là 100 ngày)) 60 bao 25kg.
Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg = 5.500kg thức an hỗn hợp.
Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.
→ chi phí thức ăn cho 1000 gà thả vườn là 11.500 x 5.500 = 63.250.000đ.
Chi phí điện nước
Với mô hình chăn nuôi gà thả vườn như hiện nay, chi phí điện, nước và các chi phí phát sinh khác thường khó có thể tính được chi tiết do chủ yếu trại tận dụng thời gian chăn nuôi, nên được cộng chung vào chi phí này.
Thường một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn có chi phí điện, nước và các chi phí khác khoảng: 3.000.000đ.
Chi phí vaccine
– 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con
– 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con
– 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm hoặc không tuỳ từng trại).
Tổng chi phí vaccine: 1.100đ/con. Với 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.
Chi phí thuốc thú y
Chi phí này thường rất khó hạch toán do mỗi trại có tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại thuốc khác nhau (thuốc nội hoặc thuốc ngoại) nên chi phí này cũng khác nhau ở mỗi trại.
Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 3.000.000đ.
Tổng chi phí thước thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.
Chi phí nhân công
Do các trại chăn nuôi gà thả vườn thường là hộ gia đình nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 – 5.000 vẫn 1 người chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có như vậy. Vì thế chí phí này chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi người nuôi nhận được chính là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi
Như vậy tổng chi phí là: 13.000.000 + 63.250.000 + 3.000.000 + 4.100.000 = 83.350.000đ.
Tiền bán gà
Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có khối lượng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.
Giá thị trường hiện nay là: 65.000đ/kg.
→ Tổng thu là (1,8 x 1000 x 93%) x 65.000 = 108.810.000đ
Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày là: 108.810.000 – 83.350.000 = 25.460.000đ hạch toán trên chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.
Các giống gà thả vườn khác được lựa chọn nuôi phổ biến hiện nay
Nuôi gà thả vườn muốn có hiệu quả kinh tế cao thì việc chọn giống là không thể bỏ qua. Các giống gà phát triển tốt, sức đề kháng cao ít dịch bệnh, chất lượng thịt tốt thường được chọn nuôi:
Gà Hồ
Đây là một trong những giống gà quý tại Việt Nam. Giống gà này được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, giống gà này đã được nhân rộng nuôi ở nhiều vùng hơn.
Gà chăm nuôi tốt trong khoảng 5 -6 tháng sẽ đạt trọng lượng thích hợp để xuất chuồng. Gà mái sẽ khoản 2.7- 3kg, gà trống là từ 4.1 – 4.5kg. Sản lượng trứng trung bình đạt 40 – 50 quả/năm.
Gà ri
Gà ri là một trong những cái giống gà quen thuộc thường được chọn để nuôi gà thả vườn. Gà có nhiều đặc điểm cực kỳ thích hợp với việc nuôi thả tự do, bán tự do: chịu đựng được điều kiện thời tiết tốt, ăn tạp. Gà ri nuôi để lấy trứng và nuôi lấy thịt đều được.
Gà ri trong thời gian 4 -5 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng gà mái đạt được 1.6 – 18kg/con; gà trống là 1.8 – 2.3kg/con. Sản lượng trứng trung bình lên đến 100 – 120 trứng/năm nếu được chăm nuôi kỹ càng. Thịt gà ri thơm, ngọt.
Gà nòi
Giống gà này còn được gọi với cái tên khác: gà chọi, gà đá. Thịt gà nòi được xem như một món ăn đặc sản nên giá bán cũng cao hơn so với các giống gà khác. Gà chọi sức đề kháng cũng cao nhưng khâu chăm sóc cần kỹ càng để đạt được chất lượng thịt tốt nhất.
Gà nòi trưởng thành sẽ có trọng lượng: Gà mái 1.5 – 1.8kg/con; gà trống 2.8 – 3.3kg/con trong thời gian 5 tháng nuôi. Sản lượng trứng trung bình 50 -60 quả/ năm.
Giống gà này chỉ cần nuôi nhốt khoảng 4 tuần đầu chăm nuôi dạng công nghiệp, sau đó có thể thả vườn. Sức khỏe của gà dù vậy vẫn được đảm bảo, ít bệnh. Chi phí đầu tư thấp nhưng giá bán đầu ra cao.
Xu hướng nuôi gà ta thả vườn đang ngày phát triển hơn nữa trong tương lai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, phần nào giúp người chăn nuôi lựa chọn được con giống thích hợp cho mô hình chăn nuôi của mình.
xem thêm: Bí Quyết Kinh Doanh Nước Hoa Ít Vốn, Kế Hoạch Kinh Doanh Nước Hoa
xem thêm: Kinh Doanh Hạt Điều ,Những Điều Cần Biết Về Hạt Điều Khi Kinh Doanh
KẾT LUẬN: chúc các bạn thành công
Kiến Thức Kinh Doanh : Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn: gachaybo,khoi.nghiep,caytrongvatnuoi,internet,….
Từ Khóa Liên Quan :
kinh doanh gà ta
kinh doanh gà thả vườn
bán gà thả vườn
kinh doanh gà
kinh doanh gà thả vườn hiệu quả
kinh doanh gà thả vườn không mắc bệnh
buôn bán gà thả vườn